Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất

Phát triển kinh tế tư nhân trở thành “một động lực quan trọng nhất”

Suốt 40 năm qua, kinh tế tư nhân được khẳng định là một động lực quan trọng của nền kinh tế, song vẫn còn những tồn tại, hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng, nội lực và chưa đóng góp xứng đáng cho kinh tế quốc gia cả về số lượng, quy mô. Bởi vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.
  • Đà Nẵng – Quảng Nam: Hợp nhất để sẵn sàng vươn ra biển lớn

    Việc sáp nhập hai địa phương vốn có nhiều duyên nợ là Đà Nẵng và Quảng Nam để mở rộng dư địa tăng trưởng, tái cấu trúc không gian phát triển nhằm xây dựng một thành phố Đà Nẵng mới trở thành cực tăng trưởng của Việt Nam và là một trong những thành phố có năng lực cạnh tranh cao của quốc gia và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chính là bước cụ thể hóa chủ trương sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện của Trung ương, một định hướng lớn, mang tầm chiến lược, là bước đột phá về thể chế để chuẩn bị cho tầm nhìn 100 năm phát triển đất nước.
  • Lênh đênh chợ nổi miền Tây

    Chợ nổi là nét đẹp văn hóa độc đáo ở miền Tây Nam Bộ, được ví như một bức tranh cuộc sống sinh động của vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trước biến thiên của cuộc sống, chợ nổi miền Tây đang dần mai một. Nhóm phóng viên Báo ảnh Việt Nam đã có chuyến hành trình lênh đênh miền Tây để chứng kiến chợ nổi đang biến đổi và tìm lại một phần văn hóa chợ nổi đã mất đi.
  • Hạ tầng giao thông – Bệ phóng để Tp. Hồ Chí Minh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

    Một loạt siêu dự án hạ tầng đã và đang chuẩn bị được khởi công như các tuyến đường sắt tốc độ cao, những cây cầu hiện đại, tuyến đường vành đai gỡ điểm nghẽn hạ tầng… được kì vọng sẽ là “bệ phóng” để Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, khu vực Đông Nam Bộ và cả nước nói chung bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Người khuyết tật - không ai bị bỏ lại phía sau

    Tại Việt Nam, cộng đồng người khuyết tật được xác định là nhóm yếu thế, chiếm hơn 7% dân số, tương đương khoảng trên 7 triệu người. Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và cùng với toàn xã hội chung tay quan tâm, chăm sóc, bảo vệ người khuyết tật theo phương châm“không để ai bị bỏ lại phía sau”. Những thành quả trong công tác này cho thấy trách nhiệm và nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền và lợi ích của người khuyết tật.
  • Làng nghề Bắc Bộ - từ truyền thống đến hiện đại

    Làng nghề là một mô hình kinh tế có từ lâu đời ở nước ta. Trong thời đại kỉ nguyên số, các làng nghề cũng có sự chuyển đổi mạnh mẽ để theo kịp với thời đại. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có trên 5.400 làng nghề, trong đó vùng Bắc Bộ chiếm khoảng 1.500 làng nghề, tập trung nhiều nhất ở các địa phương như: Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh... Ngày nay, sản phẩm tinh hoa của các làng nghề không chỉ góp phần quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa mà còn giúp phát triển kinh tế, du lịch bền vững của địa phương.

Độc đáo bộ Lịch Rọi của người Mường

Lịch Rọi – loại lịch cổ xưa của người Mường – là một di sản văn hóa đặc sắc, phản ánh sâu sắc tri thức và thế giới quan gắn bó mật thiết với tự nhiên, mùa màng và tín ngưỡng dân gian.
Người Mảng ở bản Nậm Xẻ

Người Mảng ở bản Nậm Xẻ

Ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, bản Nậm Xẻ (xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) là nơi lưu giữ nền văn hóa độc đáo của dân tộc Mảng. Dù là một trong những dân tộc thiểu số với dân số ít nhất Việt Nam, người Mảng vẫn âm thầm duy trì những giá trị truyền thống đặc sắc, góp phần tạo nên bức tranh đa dạng và sinh động về văn hóa Việt Nam.
Đồng Tháp phát huy làng nghề truyền thống nhờ thế mạnh vùng nguyên liệu

Đồng Tháp phát huy làng nghề truyền thống nhờ thế mạnh vùng nguyên liệu

Nhờ thế mạnh vùng nguyên liệu dồi dào và đặc trưng mà Đồng Tháp đã phát triển tốt nhiều làng nghề thủ công truyền thống, khẳng định thương hiệu nức tiếng gần xa. Có thể điểm qua các làng nghề có bề dày lịch sử trên hàng trăm năm ở địa phương này như: làng dệt chiếu Định Yên, làng nghề làm thớt gỗ Định An (huyện Lấp Vò), làng nghề làm bột Sa Đéc, làm bánh phồng tôm (thành phố Sa Đéc)…

Hành trình đỏ theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung Quốc

Nhân dịp Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung kỉ niệm 75 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, hoạt động giao lưu văn hóa "Hành trình đỏ hữu nghị Việt -Trung theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh" đã được khởi động. Dấu ấn đậm nét của chương trình này là mở ra tour du lịch kết nối Việt Nam với vùng đất làm nên "trà hài hòa thế giới" - Quảng Tây, đồng thời đưa du khách theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh trải nghiệm những điểm đến lịch sử trong những năm tháng hoạt động cách mạng của Bác Hồ tại Trung Quốc.

Top