Với chủ đề “Phát huy bản sắc văn hóa, phát triển quan hệ song phương”, Triển lãm đã chính thức khai mạc ngày 6/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội).
Triển lãm do Báo ảnh Việt Nam (Thông tấn xã Việt Nam) và Báo ảnh Trung Quốc (Cục Xuất bản phát hành ngoại văn Trung Quốc) phối hợp thực hiện. Đến dự lễ khai mạc có đại diện lãnh đạo Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc, Thông tấn xã Việt Nam, Đại sứ quán nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam…
Triển lãm là hoạt động góp phần vun đắp tình hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và góp phần tích cực vào việc thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực, thế giới.
Tại Triển lãm, các bức ảnh được chia thành 5 nội dung “Những địa danh đi cùng năm tháng”, “Văn hóa trường tồn, lấp lánh hào quang”, “Diện mạo hiện đại bước sang thời kỳ mới”, “Tình hữu nghị Trung Quốc – Việt Nam lâu đời, bền vững”, “Con đường tơ lụa phồn hoa, theo đuổi giấc mơ tương lai”.
Ban tổ chức tin tưởng rằng triển lãm “Việt Nam tươi đẹp – Trung Quốc tươi đẹp” sẽ thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, góp phần tăng cường hơn nữa sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước, làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.
Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) Nguyễn Hoài Dương khẳng định Việt Nam-Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời. Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc được kết tinh qua những năm tháng nhân dân hai nước sát cánh bên nhau trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, công cuộc xây dựng đất nước ngày nay và đang có những bước phát triển tích cực. Hai bên duy trì thường xuyên các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước và dự Tuần lễ Cấp cao APEC tại Việt Nam trong vài ngày tới đây là một dấu mốc quan trọng nữa trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
Phó Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Hoài Dương nêu rõ: Phát huy truyền thống quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, các cơ quan báo chí hai bên luôn hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền mà hai Đảng, hai Nhà nước giao phó. Triển lãm ảnh “Việt Nam tươi đẹp – Trung Quốc tươi đẹp” là minh chứng cho sự hợp tác có hiệu quả giữa Báo ảnh Việt Nam và Báo ảnh Trung Quốc.
Tại buổi lễ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc Quách Vệ Dân khẳng định: Trung Quốc và Việt Nam là hai nước núi liền núi, sông liền sông. Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước Trung Quốc - Việt Nam đã duy trì các chuyến thăm cấp cao, tổ chức các cuộc giao lưu trên các lĩnh vực văn hóa, du lịch, giáo dục… góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Sắp tới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 và thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư Tập Cận Bình từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX. Sự kiện sẽ là "mốc son mới" trong quan hệ giữa hai nước…
Tham quan triển lãm, người xem được “mục sở thị” vẻ đẹp phong phú về thắng cảnh non nước hùng vĩ, sơn thủy hữu tình của vịnh Hạ Long, Nha Trang, nét cổ kính của Hoàng Thành Huế, Thánh địa Mỹ Sơn hay sóng nước sông Hoàng Hà, sông núi Quế Lâm...Hình ảnh về vẻ yểu điệu duyên dáng của sườn xám Trung Quốc cùng sự dịu dàng đoan trang của tà áo dài Việt Nam, điệu thức cao sang của nhã nhạc Việt Nam hay màn biểu diễn kinh kịch Trung Quốc cũng thu hút sự chú ý của người xem tại Triển lãm.
Triển lãm ảnh “Việt Nam tươi đẹp - Trung Quốc tươi đẹp” diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đến ngày 15/11./.
Bài: Ngân Hà - Ảnh: Công Đạt, Khánh Long, Việt Cường và các tác phẩm ảnh Triển lãm
Triển lãm do Báo ảnh Việt Nam (Thông tấn xã Việt Nam) và Báo ảnh Trung Quốc (Cục Xuất bản phát hành ngoại văn Trung Quốc) phối hợp thực hiện. Đến dự lễ khai mạc có đại diện lãnh đạo Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc, Thông tấn xã Việt Nam, Đại sứ quán nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam…
Triển lãm là hoạt động góp phần vun đắp tình hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và góp phần tích cực vào việc thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực, thế giới.
Tại Triển lãm, các bức ảnh được chia thành 5 nội dung “Những địa danh đi cùng năm tháng”, “Văn hóa trường tồn, lấp lánh hào quang”, “Diện mạo hiện đại bước sang thời kỳ mới”, “Tình hữu nghị Trung Quốc – Việt Nam lâu đời, bền vững”, “Con đường tơ lụa phồn hoa, theo đuổi giấc mơ tương lai”.
Sáng (6/11), Triển lãm ảnh "Việt Nam tươi đẹp, Trung Quốc tươi đẹp" được khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19, Ngọc Hà, Hà Nội). Ảnh: Khánh Long Từ Trái qua phải: bà Trần Thực - Phó Tổng Biên tập Cục Xuất bản phát hành ngoại văn Trung Quốc, ông Hồng Tiểu Dũng - Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, ông Quách Vệ Dân - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Nguyễn Hoài Dương - Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, ông Nguyễn Thắng - Tổng biên tập Báo ảnh Việt Nam, ông Vũ Mạnh Hà - Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cắt băng khai mạc Triển lãm. Ảnh: Việt Cường - Khánh Long Ông Quách Vệ Dân - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc phát biểu tại buổi khai mạc Triển lãm. Ảnh: Khánh Long Ông Nguyễn Hoài Dương - Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam phát biểu tại buổi khai mạc Triển lãm. Ảnh: Khánh Long Ông Nguyễn Thắng -Tổng biên tập Báo ảnh Việt Nam, đại điện đơn vị phối hợp thực hiện giới thiệu với các đại biểu tham quan Triển lãm. Ảnh: Khánh Long Các vị đại biểu khách mời tham quan Triển lãm. Ảnh: Công Đạt Các đại biểu Trung Quốc thích thú trước những bức ảnh phong cảnh đẹp về Việt Nam. Ảnh: Khánh Long Triển lãm ảnh đã thu hút rất đông khách tham quan trong và ngoài nước. Ảnh: Công Đạt Bức ảnh chụp về Di sản Thế giới Vịnh Hạ Long của Báo ảnh Việt Nam thu hút sự quan tâm của khách tham quan quốc tế. Ảnh: Công Đạt Triển lãm ảnh cũng là nơi thu hút rất đông các bạn sinh viên Việt Nam và sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Việt Nam tới tham quan Triển lãm. Ảnh: Khánh Long Các bạn sinh viên Khoa tiếng Trung (Đại học Mở Hà Nội) tìm hiểu Báo ảnh Việt Nam và Báo ảnh Trung Quốc được trưng bày và tặng miễn phí tại Triển lãm. Ảnh: Khánh Long Các bạn sinh viên Khoa tiếng Trung (Đại học Mở Hà Nội) chụp ảnh kỷ niệm tại Triển lãm. Ảnh: Khánh Long |
Ban tổ chức tin tưởng rằng triển lãm “Việt Nam tươi đẹp – Trung Quốc tươi đẹp” sẽ thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, góp phần tăng cường hơn nữa sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước, làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.
Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) Nguyễn Hoài Dương khẳng định Việt Nam-Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời. Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc được kết tinh qua những năm tháng nhân dân hai nước sát cánh bên nhau trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, công cuộc xây dựng đất nước ngày nay và đang có những bước phát triển tích cực. Hai bên duy trì thường xuyên các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước và dự Tuần lễ Cấp cao APEC tại Việt Nam trong vài ngày tới đây là một dấu mốc quan trọng nữa trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
Phó Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Hoài Dương nêu rõ: Phát huy truyền thống quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, các cơ quan báo chí hai bên luôn hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền mà hai Đảng, hai Nhà nước giao phó. Triển lãm ảnh “Việt Nam tươi đẹp – Trung Quốc tươi đẹp” là minh chứng cho sự hợp tác có hiệu quả giữa Báo ảnh Việt Nam và Báo ảnh Trung Quốc.
Tại buổi lễ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc Quách Vệ Dân khẳng định: Trung Quốc và Việt Nam là hai nước núi liền núi, sông liền sông. Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước Trung Quốc - Việt Nam đã duy trì các chuyến thăm cấp cao, tổ chức các cuộc giao lưu trên các lĩnh vực văn hóa, du lịch, giáo dục… góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Sắp tới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 và thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư Tập Cận Bình từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX. Sự kiện sẽ là "mốc son mới" trong quan hệ giữa hai nước…
Tham quan triển lãm, người xem được “mục sở thị” vẻ đẹp phong phú về thắng cảnh non nước hùng vĩ, sơn thủy hữu tình của vịnh Hạ Long, Nha Trang, nét cổ kính của Hoàng Thành Huế, Thánh địa Mỹ Sơn hay sóng nước sông Hoàng Hà, sông núi Quế Lâm...Hình ảnh về vẻ yểu điệu duyên dáng của sườn xám Trung Quốc cùng sự dịu dàng đoan trang của tà áo dài Việt Nam, điệu thức cao sang của nhã nhạc Việt Nam hay màn biểu diễn kinh kịch Trung Quốc cũng thu hút sự chú ý của người xem tại Triển lãm.
Triển lãm ảnh “Việt Nam tươi đẹp - Trung Quốc tươi đẹp” diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đến ngày 15/11./.
Một số tác phẩm ảnh trưng bày trong triển lãm “Việt Nam tươi đẹp - Trung Quốc tươi đẹp”:![]() Ruộng bậc thang ở Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái, Việt Nam đẹp mướt mắt với những tầng tầng lớp lớp của mầu lúa, mạ - vàng, xanh đan xen nhau. ![]() Hà Nội - Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước. Với bề dày lịch sử lâu đời, cảnh vật phong phú, danh lam thắng cảnh trải khắp, Hà Nội xứng với tên gọi "mảnh đất ngàn năm văn hiến". ![]() Tp.Hồ Chí Minh - Thành phố lớn nhất của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch và thương mại quốc tế của cả nước. ![]() Tòa thánh Tây Ninh của Hội thánh Cao Đài tọa lạc tại thành phố Tây Ninh, Việt Nam, với phong cách kiến trúc Đông Tây kết hợp. Tại cửa chính của Tòa thánh bố trí hai tòa tháp như kiểu nhà thờ của phương Tây, cùng với kiến trúc mái cong vút phương Đông và hành lang mái vòm phương Tây, bên trong cũng mang kiến trúc Đông Tây kết hợp. ![]() Đình So thuộc địa phận thôn So, xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội, có lịch sử hơn 350 năm. Đình So có diện tích khoảng 1100m2, phía sau lưng là núi Rùa, phía trước là sông Đáy, với bố cục nội công ngoại quốc, là kiểu mẫu cho kiến trúc cổ. ![]() Nhã nhạc cung đình Huế ra đời từ thời nhà Hồ ở Việt Nam là loại nhạc của cung đình, được xem là loại hình âm nhạc chính thống. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. ![]() Đà Nẵng là thành phố cảng biển ở miền Trung và là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam. Từ ngày 6-11 tháng 11 năm 2017, Hội nghị Thượng đỉnh APEC tổ chức tại đây. ![]() Huế là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. Kinh thành Huế là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến năm 1945. Năm 1993, Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tòa nhà Bitexco của thành phố Hồ Chí Minh lấy cảm hứng từ hình dáng búp sen hé nở, được coi là biểu tượng cho sự năng động của thành phố này. ![]() Nông thôn mới của Việt Nam. Nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng ở Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang hoàn thiện việc xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại. ![]() Lấy đề tài là bảo vệ loài chim quý hiếm của thế giới "Cò lửa", vũ kịch "Chu Hoàn" của Trung Quốc đề cao tinh thần yêu chuộng hòa bình của con người và thiên nhiên, được mệnh danh là "vở kịch hồ thiên nga của phương Đông". ![]() Thượng Hải là trung tâm kinh tế của Trung Quốc, cũng là trung tâm tài chính nổi tiếng toàn cầu, là một trong những thành phố có quy mô về dân số và diện tích lớn nhất trên thế giới. ![]() Khu thắng cảnh thiên nhiên Vũ Lăng Nguyên nằm ở thành phố Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Cảnh quan độc đáo nhất của Vũ Lăng Nguyên là hơn 3000 cột sa thạch và đỉnh sa thạch, đa số đều cao hơn 200m, hiếm thấy trên thế giới. Năm 1992, khu thắng cảnh thiên nhiên Vũ Lăng Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. ![]() Ngày 10/9/2016, cây cầu Bắc Bàn Giang nối thông đường cao tốc từ Tất Tiết đến Đô Cách (Trung Quốc) chính thức được hợp long. Đây là cây cầu cao nhất thế giới với độ cao 569,66m so với mặt nước sông. ![]() Võ thuật hay còn gọi là công phu Trung Quốc, chú trọng rèn luyện cả trong lẫn ngoài, từ thể chất đến tinh thần, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa tự vệ phòng thân. Võ thuật không chỉ nhận được sự yêu thích của người dân Trung Quốc, mà còn được bè bạn năm châu đón nhận. ![]() Tục đón Tết của người Trung Quốc đã có hơn 4000 năm lịch sử. Tết là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của dân tộc Trung Hoa. Vào dịp Tết, người Trung Quốc thường thờ cúng Tổ tiên, trang trí nhà cửa, cùng cầu chúc cho một năm mới nhiều hạnh phúc và may mắn. ![]() Cố Cung tọa lạc ở trung tâm của Bắc Kinh, Trung Quốc được xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 triều Minh (năm 1420), từng là Hoàng Cung của hai triều Minh-Thanh. Cố Cung với diện tích hơn 720.000m2, là một quần thể kiến trúc cổ có kết cấu gỗ hoàn chỉnh nhất và lớn nhất trên thế giới. Năm 1987, Cố Cung được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. |
Bài: Ngân Hà - Ảnh: Công Đạt, Khánh Long, Việt Cường và các tác phẩm ảnh Triển lãm