Thương hiệu Việt

Vải thiều Lục Ngạn

Là đặc sản của Bắc Giang, vải thiều Lục Ngạn đã trở thành cây trồng chủ lực, mang về những mùa ngọt. Những quả vải thiều đỏ mọng, thơm ngon đã có mặt tại các thị trường Nga, Nhật Bản góp phần làm giàu cho địa phương.
Được coi là vựa vải thiều lớn nhất cả nước, vải thiều Lục Ngạn là một trong những nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của ngành Nông nghiệp Bắc Giang. Những vườn vải thiều bạt ngàn dọc hai bên đường ở xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn
Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương Bắc Giang), tính đến ngày 25/6 vải thiều Lục Ngạn đã xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga khoảng 40 tấn và Nhật Bản 20 tấn.
khiến ai đi qua đây cũng phải trầm trồ. Đang vào vụ thu hoạch,  vườn vải nhà ông Nguyễn Thanh Toàn ở thôn kép 1 rực một màu đỏ. Ông Toàn chia sẻ: “Năm nay thời tiết, khí hậu thuận lợi, vải cho năng suất, chất lượng cao hơn mọi năm. Với 0,8ha vải thiều trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, vườn vải nhà tôi cho năng suất khoảng 8 tấn”.

Ở vườn kế bên, anh Nguyễn Hữu Tạo cho biết, vải thiều Bắc Giang có đặc tính rất riêng do thổ nhưỡng đồng đất Lục Ngạn đã tạo cho vải độ ngọt vừa, nhiều nước, mùi thơm đặc trưng, hạt nhỏ đen bóng, cùi dày, vỏ mịn…

“Cùng giống vải thiều, nhưng trồng tại địa phương khác, chất lượng quả sẽ thay đổi. Người Bắc Giang nói chung và nông dân huyện Lục Ngạn nói riêng vẫn ví cây vải thiều là “cây của đất” bởi cây hội tụ được tinh hoa của đất - trời Bắc Giang” - anh Tạo tự hào chia sẻ và cho biết thêm. Với 0,5ha trồng vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, năm nay vườn vải nhà anh Tạo cho sản lượng hơn 7 tấn.


Bắc Giang được cho là thủ phủ của vải bởi quả có màu đỏ tươi,
to, mọng nước hơn các tỉnh thành khác trên cả nước.


Những nụ cười của người nông dân khi vải nhà năm nay được mùa.


Những quả vải tươi ngon được các thương lái chọn lựa sẽ được đem đóng thùng để xuất khẩu.


Số lượng vải thu mua sẽ được cắt cuống bỏ vào thùng bảo quản để đem xuất khẩu.


Để bảo quản vải có thể tươi ngon khi vận chuyển xuất khẩu
người dân huyện Lục Ngạn ứng dụng bằng đá lạnh để giữ cho quả vải có thể tươi từ 4-6 tuần.


Tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội chợ giới thiệu vải thiều Lục Ngạn tại Trung tâm thương mại Big C (Hà Nội).

Năm 2018, tổng sản lượng vải thiều Lục Ngạn ước đạt hơn 90 nghìn tấn, trong đó vải sớm khoảng 13 nghìn tấn, vải chính vụ khoảng 75 nghìn tấn. Đầu tháng 6/2018 đã thu hoạch vải sớm, từ ngày 15-6 đến 30-7 sẽ thu hoạch vải chính vụ. Với sức tiêu thụ và thị trường ngày càng mở rộng, vải thiều góp phần nâng vị thế của huyện Lục Ngạn và tỉnh Bắc Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Vietnam Airlines đang phục vụ món tráng miệng vải thiều đối với các bữa ăn trên khay cho hành khách hạng Thương gia và hạng phổ thông đặc biệt trên các chặng bay nội địa và quốc tế xuất phát từ Hà Nội.
Đặc biệt, nguồn lực từ quả vải đã góp phần quan trọng thúc đẩy các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Bắc Giang phát triển. Chị Nguyễn Thị Lan, một trong những hộ chuyên đóng gói vải thiều cho thương lái xuất bán đi các nước cho biết, nhờ cây vải, đời sống của người dân địa phương ngày càng ổn định và được nâng lên. Hiện là thời điểm đầu vụ, trung bình mỗi ngày, cửa hàng của chị Lan đóng khoảng 300 thùng xốp, mỗi thùng khoảng 10kg vải cho các thương lái...

"Ngoài giá trị kinh tế từ quả vải, tổng doanh thu từ những dịch vụ khác đi kèm ước đạt hơn 1 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Bởi vậy, với người dân Bắc Giang, cây vải đã, đang và tiếp tục gắn liền với truyền thống sản xuất, sự phát triển kinh tế của địa phương...", Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn Cao Văn Hoàn khẳng định./.


Thực hiện: Khánh Long

Thạch dừa Vinacoco: Hành trình biến nước dừa thành tinh hoa ẩm thực

Thạch dừa Vinacoco: Hành trình biến nước dừa thành tinh hoa ẩm thực

Hơn cả một món tráng miệng, thạch dừa Vinacoco của GC Food là câu chuyện truyền cảm hứng về sự sáng tạo và khát vọng vươn xa của người Việt Nam. Từ một nguồn tài nguyên từng bị lãng quên, nước dừa đã được GC Food "hồi sinh" thành thạch dừa Vinacoco - món ăn khẳng định được vị thế của nông sản Việt trên

Top