Thương hiệu Việt

Khóm Tắc Cậu nức tiếng miền Nam

Cù lao Tắc Cậu và vùng lân cận thuộc các huyện Châu Thành, Gò Quao của tỉnh Kiên Giang với thổ nhưỡng và địa thế đặc trưng đã hình thành vùng trồng khóm (còn gọi là dứa, thơm) mang thương hiệu Tắc Cậu cho chất lượng ngon ngọt nức tiếng miền Nam suốt 70 năm qua.
Được biết khóm Tắc Cậu đã có tuổi đời trên 70 năm. Tên khóm Tắc Cậu dùng để chỉ vùng trồng khóm trên cù lao Tắc Cậu và các khu vực lân cận dọc theo hai bên bờ sông Cái Lớn và Cái Bé (các huyện Châu Thành, Gò Quao) vì có chung điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu. Hiện nay, diện tích trồng khóm chỉ tính riêng huyện Châu Thành đã lên đến hơn 1.700ha.

Theo lời những nông dân có thâm niên vài chục năm trồng khóm ở đây thì vùng đất này đậm phù sa do các con sông bồi đắp, là điều kiện rất thích hợp để trồng khóm có hương vị ngọt đặc trưng. Vì thế đã tạo nên một thương hiệu khóm Tắc Cậu trứ danh của miền Nam.



Hệ sinh thái mương nước, vườn dừa – cau – khóm tạo nên một khung cảnh thanh bình, đặc trưng của vùng cù lao Tắc Cậu.


Trái khóm sinh trưởng tốt ở vùng đất bị nhiễm phèn, có nước lợ và đậm phù sa.


Mỗi khi thu hoạch khóm nông dân phải dùng xuồng di chuyển trong những con kênh rạch trong vườn.


Nông dân Cù lao Tắc Cậu và niềm vui trúng mùa với những trái khóm to đều, chất lượng.


Khóm thu hoạch được tập kết lại một khu vực đợi thương lại tới thu mua.


Quang cảnh người mua kẻ bán nhộn nhịp trong vườn khóm của nông dân ở ấp Hòa Lễ, xã Thới Quản, huyện Gò Quao.


Khóm được phân loại và cho vào từng bọc trước khi vận chuyển bằng đường thủy.


Với giá khóm ổn định từ 5.000 – 6.000/kg, gia đình hộ Trương Sơn thu hoạch vườn khóm của mình
được khoảng 60 triệu/vụ, chưa kể thêm tiền thu được từ cây dừa, cau.


Khóm ở Tắc Cậu đây được trồng trên những thửa đất vung cao, bao quanh là kênh ngập nước.

Chúng tôi chạy xe vào ấp Hòa Lễ, xã Thới Quản, huyện Gò Quao, một địa phương có vùng trồng khóm lớn của Kiên Giang. Suốt con đường bê tông dài hơn chục km chạy cập theo con sông, hai bên đường là những vườn khóm bao la, phía trên đầu được che chắn mát rượi bởi những hàng cau, hàng dừa cao vút. Chúng tôi ghé vào nhà vườn của ông Trương Sơn lúc đang vào vụ thu hoạch khóm. Ngoài vườn các công nhân đang dùng xuồng, ghe để vận chuyển khóm từ vườn vào, trước sân là bãi tập kết khóm mới thu hoạch, người thì phân loại khóm, cho vào từng bọc, người thì cân ký ghi lại sổ sách, người thì vận chuyển từng bao khóm xếp lên ghe đậu sẵn ngoài bờ sông. Quang cảnh thu hoạch khóm diễn ra nhộn nhịp, người bán người mua làm việc liên tục, cân đo đong đếm tiếng nói cười rộn ràng.

Ông Trương Sơn, chủ vườn khóm cho biết: “Tôi làm nghề trồng khóm đã được hơn 30 năm rồi, nghề này đã có từ đời ông nội rồi truyền lại. Trước đây mọi người làm theo kinh nghiệm, nay đã tham gia vô Hợp tác xã Tắc Cậu nên được hướng dẫn thêm kỹ thuật cũng như hỗ trợ đầu ra, vì vậy cuộc sống người trồng khóm hiện nay cũng trở nên dần ổn định”.
Hiện nay, với bí quyết cho khóm ra trái trái vụ, thu hoạch liên tục quanh năm, ngoài bán tươi, khóm Tắc Cậu còn được chế biến thành nhiều sản phẩm hấp dẫn như khóm sấy khô, mứt, nước ép.

Hiện tại, công ty TNHH MTV Lê Gia (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) là đơn vị ở địa phương đang đi đầu trong sản xuất khóm sấy dẻo từ vùng nguyên liệu khóm Tắc Cậu.

Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, quản lý Công ty Lê Gia cho biết: “Công ty đã có hơn 2 năm kinh nghiệm chuyên sản xuất các loại trái cây ở địa phương theo phương pháp sấy dẽo, trong đó có trái khóm ở Tắc Cậu. Với bí quyết “sấy mộc” và không dùng hóa chất, giúp luôn giữ được độ ngọt, độ dẽo cùng hương vị đặc trưng của trái khóm”.

Chỉ tính riêng sản phẩm khóm sấy, một tháng công ty sử dụng hơn 15.000 trái khóm tươi nguyên liệu. Sản phẩm khóm sấy dẽo cùng một số mặt hàng khác của Lê Gia có thị trường tiệu thụ tại TP.HCM cũng như đã xuất khẩu sang Canada, Malaysia, góp phần nâng cao giá trị cho trái cây Việt./.



Khóm được công nhân của công ty TNHH MTV Lê Gia (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang)  sơ chế, xử lý sạch.


Đặc biệt, trái khóm có nhiều mắt nên việc gọt và xử lý sạch đòi hỏi phải tỉ mỉ và phải sử dụng một loại dao chuyên dụng để làm.


Khóm được xếp thành từng vỉ và xếp thành tầng đặt vào lò sấy.


Khóm Tắc Cậu còn được chế biến thành nhiều sản phẩm hấp dẫn như khóm sấy khô, mứt, nước ép khóm…


Công đoạn cho khóm sấy thành phẩm và đóng bịch bằng máy.


Sản phẩm khóm sây của công ty Lê Gia có thị trường tiệu thụ tại TP. Hồ Chí Minh
cũng như đã xuất khẩu sang Canada, Malaysia, góp phần nâng cao giá trị cho trái khóm Việt.

 
Bài và ảnh: Sơn Nghĩa

MONO – Câu chuyện thời trang bền vững

MONO – Câu chuyện thời trang bền vững

MONO ra đời ban đầu chỉ với một mong muốn đơn thuần đó là giúp người mặc tìm được sự thoải mái, tự tin trong mỗi trang phục hàng ngày. Theo thời gian, MONO đã trở thành một thương hiệu thời trang, mà ở đó, cá tính, bản sắc của mỗi khách hàng được cá nhân hóa và thể hiện hài hòa theo phong cách thiết kế nổi tiếng wabi-sabi của Nhật Bản.

Top