Triển lãm Ảnh báo chí thế giới là một trong những triển lãm ảnh uy tín nhất thế giới, trưng bày các tác phẩm báo chí xuất sắc nhất của các tác giả trên khắp thế giới tham gia cuộc thi hàng năm. Triển lãm lần này trưng bày những tiêu điểm thời sự nóng năm vừa qua với những bức ảnh từ cuộc thi Ảnh Báo chí Thế giới năm thứ 61. 130 tác phẩm thuộc các chủ đề khác nhau (các vấn đề đương đại, môi trường, tin tức, thiên nhiên, con người, thể thao...) được chọn ra bởi một hội đồng độc lập trong tổng số hơn 73,000 bức ảnh gửi tới từ 4,548 nhiếp ảnh gia đến từ 125 quốc gia.
Tại lễ khai mạc Triển lãm, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam Nienke Trooste khẳng định: “Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hà Lan. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để công chúng tại Hà Nội cảm nhận về góc nhìn của các nhiếp ảnh gia về những vấn đề trên thế giới. Những bức ảnh tại đây có chất lượng cao mà lời nói không thể diễn tả. Thực tế, không phải bức ảnh nào cũng mang màu hồng nhưng sẽ buộc chúng ta phải suy ngẫm rất nhiều. Trong thế giới của sự đe dọa, tin tức giả thì không thể đánh giá thấp sự chân thực của những bức ảnh. Những bức ảnh ở đây đã được kiểm tra kỹ lưỡng, bảo đảm độ chân thực. Chúng tôi mang triển lãm tới Việt Nam cũng là cách thức tuyệt vời để củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam – Hà Lan, được bồi đắp từ những người dân và Chính phủ hai nước. Nhờ đó, chúng ta cùng nhận thức về những thách thức và tìm ra cách giải quyết chúng. Trong chiều dài lịch sử cuộc thi Ảnh báo chí thế giới, hình ảnh về Việt Nam đã đến với thế giới thông qua những bức ảnh ấn tượng, giàu thông điệp và tôi hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều bức ảnh sống động về Việt Nam góp mặt ở cuộc thi”.
Triển lãm Ảnh báo chí thế giới đã được tổ chức tại hơn 100 thành phố trên thế giới, thu hút hơn 4 triệu lượt khách tham quan mỗi năm. Triển lãm ở Hà Nội mở cửa từ ngày 16-6 đến ngày 6-7 tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam./.
Quang cảnh khu vực trưng bày Triển lãm Ảnh báo chí thế giới 2018 tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu, Hà Nội). Triển lãm trưng bày 130 tác phẩm thuộc các chủ đề khác nhau (các vấn đề đương đại, môi trường, tin tức, thiên nhiên, con người, thể thao...), được chọn từ 4.548 nhiếp ảnh gia ở 125 quốc gia với 73.044 bức ảnh. Một người dân Hà Nội chăm chú tìm hiểu thông tin và câu chuyện của một tác phẩm ảnh báo chí xuất sắc. Khách tham quan triển lãm chụp lại những tác phẩm ảnh báo chí thế giới. Tình nguyện viên hướng dẫn cho du khách hiểu rõ hơn về nội dung, thông tin của các tác phẩm ảnh báo chí thế giới. |
Tại lễ khai mạc Triển lãm, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam Nienke Trooste khẳng định: “Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hà Lan. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để công chúng tại Hà Nội cảm nhận về góc nhìn của các nhiếp ảnh gia về những vấn đề trên thế giới. Những bức ảnh tại đây có chất lượng cao mà lời nói không thể diễn tả. Thực tế, không phải bức ảnh nào cũng mang màu hồng nhưng sẽ buộc chúng ta phải suy ngẫm rất nhiều. Trong thế giới của sự đe dọa, tin tức giả thì không thể đánh giá thấp sự chân thực của những bức ảnh. Những bức ảnh ở đây đã được kiểm tra kỹ lưỡng, bảo đảm độ chân thực. Chúng tôi mang triển lãm tới Việt Nam cũng là cách thức tuyệt vời để củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam – Hà Lan, được bồi đắp từ những người dân và Chính phủ hai nước. Nhờ đó, chúng ta cùng nhận thức về những thách thức và tìm ra cách giải quyết chúng. Trong chiều dài lịch sử cuộc thi Ảnh báo chí thế giới, hình ảnh về Việt Nam đã đến với thế giới thông qua những bức ảnh ấn tượng, giàu thông điệp và tôi hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều bức ảnh sống động về Việt Nam góp mặt ở cuộc thi”.
Triển lãm Ảnh báo chí thế giới đã được tổ chức tại hơn 100 thành phố trên thế giới, thu hút hơn 4 triệu lượt khách tham quan mỗi năm. Triển lãm ở Hà Nội mở cửa từ ngày 16-6 đến ngày 6-7 tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam./.
Tác phẩm đạt giải Nhất ảnh đơn, ảnh báo chí thế giới của năm. Trong ảnh là Jose Victor Salazar Balza (28 tuổi) bị bắt lửa trong lúc xung đột với cảnh sát chống bạo động tại một cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Nicolas Maduro ở Caracas, Venezuela. Salazar bị bén lửa khi bình xăng của một chiếc xe máy phát nổ, anh sống sót với các vết bỏng cấp độ 1 và 2. “Là phẳng ngực” là một tục lệ truyền thống ở Cameroon, bằng việc nắn hoặc ép chặt ngực của những bé gái trong độ tuổi dậy thì để ngăn chặn hoặc làm ngực lép lại. Người ta tin rằng việc này sẽ giúp làm chậm quá trình trưởng thành của các bé gái cũng như ngăn chặn hiếp dâm hoặc tấn công tình dục xảy ra. Tác phẩm đoạt Giải Nhất câu chuyện về Những vấn đề đương đại. ![]() Giải Nhất thể loại “Câu chuyện”, chùm ảnh về chân dung các nữ sinh bị lực lượng phiến quân Boko Haram bắt cóc ở Nigieria. Những bé gái này được trang điểm xinh đẹp, bị buộc thuốc nổ quanh người và bị ra lệnh tự kích nổ bom chính mình tại những nơi đông người; tuy nhiên các em đã trốn thoát và tìm sự giúp đỡ. ![]() Giải Nhất thể loại “Câu chuyện”. 58 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương khi Stephen Paddock nã súng hơn 10 phút đồng hồ vào đám đông hơn 22.000 người đang tham dự Lễ hội nhạc đồng quê Route 91 tại Mỹ. Giải Nhì ảnh đơn. Trong ảnh là người bị xe húc bay lên trời khi một chiếc xe tông vào đám người biểu tình chống lại cuộc tuần hành của nhóm “Unite the Right” tại Virginia, Hoa Kỳ. Vụ tông xe khiến 1 người chết và 19 người bị thương. Giải Nhì ảnh đơn chủ đề thiên nhiên, những chú chim cánh cụt Rockhopper đang di chuyển theo đường bờ biển gồ ghề trên đảo Marion, thuộc lãnh thổ châu Nam cực của Nam Phi ở Ấn Độ Dương. Giải Nhì thể loại “Câu chuyện”, chùm ảnh chụp lại vụ tông xe lao dọc vỉa hè cầu Westminster, gần tòa nhà quốc hội Anh tại trung tâm London, làm 3 người thiệt mạng ngay lập tức, 2 người chết vài ngày sau đó và ít nhất 40 người khác bị thương. ![]() Chùm ảnh đoạt giải Nhì thể loại tin tức. Nói về những cuộc tấn công vào làng mạc Hồi giáo Rohingya ở Myanmar, nhà cửa bị đốt cháy khiến hàng trăm ngàn người dân phải tị nạn bằng cách đi bộ hoặc dùng thuyền, rất nhiều người đã chết trong cuộc di tản đó. Bức ảnh đoạt giải Ba ảnh đơn thể loại Tiêu điểm. Trong ảnh là một binh sĩ thuộc Lực lượng Đặc biệt Iraq vài giây sau khi bắn chết một đối tượng tình nghi đánh bom tự sát trong cuộc phản công chiếm lại Mosul. Người dân xếp hàng chờ phân phát viện trợ ở phía Tây Mosul. Tác phẩm này được Đề cử giải Ảnh báo chí Thế giới của năm. Binh sĩ ISF chăm sóc một cậu bé mà họ nghi ngờ đã bị quân ISIS dùng làm lá chắn sống khi bỏ chạy. Tác phẩm này được Đề cử giải Ảnh báo chí Thế giới của năm. Một chú tê giác trắng phương nam còn non bị gây mê và bịt mắt, chuẩn bị được thả về tự nhiên tại Okavango Delta, Botswana, sau khi được di dời khỏi Nam Phi để tránh những kẻ săn thú trộm. Nadhira Aziz lặng nhìn những công nhân lực lượng dân phòng Iraq bới tìm những phần thi thể còn sót lại của các thành viên gia đình bà từ ngôi nhà của bà trong khu thành cổ. Một người phụ nữ tại phía Tây Mosul gào khóc sau khi chứng kiến con trai mình bị giết chết trong một cuộc tấn công. Một nhóm người Rohingya ở trại tị nạn Leda, Cox’s Baxzaz, Bangladesh, nhìn nhà cửa của mình bị thiêu rụi ngay bên kia biên giới Myanmar. Giải Marathon des Sables (Marathon trên cát) có quãng đường chạy dài 250km trên sa mạc Sahara ở phía Nam Ma Rốc. Một chú hải âu đầu xám non bị thương sau khi chuột tấn công trên đảo Marion, vùng lãnh thổ Châu Nam cực của Nam Phi. Là một loài ngoại xâm, giống chuột này đã bắt đầu ăn thịt chim hải âu xám non trên đảo. Cò quăm đỏ bay phía trên những vùng đất thấp ngập nước gần Bom Amigo, bang Amapa, Brasil. |
Thành lập từ năm 1955 tại Amsterdam (Hà Lan), Tổ chức Ảnh báo chí thế giới là nơi kết nối các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp với công chúng thông qua những câu chuyện được kể bằng ngôn ngữ hình ảnh. Đến nay, cuộc thi Ảnh báo chí Thế giới (World Press Photo Contest) đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ công chúng cùng hàng ngàn nhiếp ảnh gia dự thi mỗi năm, trở thành cuộc thi ảnh báo chí có quy mô lớn và danh giá bậc nhất trên thế giới, được bảo trợ bởi Hoàng tử Hà Lan Constantijn, được tài trợ bởi Canon và Postcode Lotterij Hà Lan. |
Bài và ảnh: Công Đạt