Tiêu điểm
Phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và các nghị viện trên thế giới
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Phiên thảo luận toàn thể Đại hội đồng IPU-140
Theo đặc phái viên TTXVN, với chủ đề chung “Các nghị viện là nền tảng để tăng cường giáo dục vì hòa bình, an ninh và pháp quyền", sáng 7/4/2019, tại thủ đô Doha, Qatar, Đại hội đồng lần thứ 140 Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-140) đã tiến hành Phiên thảo luận toàn thể. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có bài phát biểu tại phiên họp này.
Chủ tịch Quốc hội chia sẻ trong tiến trình phát triển đất nước, hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn đặt ưu tiên phát triển đi đôi với bền vững, đề cao giáo dục là quốc sách hàng đầu, góp phần nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghệ 4.0.
![]() Sáng 7/4/2019, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự phiên họp Hội đồng Điều hành và phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể Đại Hội đồng lần thứ 140 Liên minh Nghị viện thế giới (IPU – 140) tại thủ đô Doha (Qatar). Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam dự Phiên khai mạc Đại Hội đồng lần thứ 140 Liên minh Nghị viện thế giới (IPU – 140). Ảnh: Trọng Đức - TTXVN ![]() Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Tổng Thư ký IPU Martin Chungong. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Chủ tịch IPU Gabriela Cuevas Barron. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nhà nước Qatar Ahmad bin Abdulla Al Mahmoud. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Bên lề Đại Hội đồng lần thứ 140 Liên minh Nghị viện thế giới (IPU – 140) tại thủ đô Doha (Qatar), sáng 7/4/2019, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Thủ tướng Qatar Abdullah bin Nasser bin Khalifa Al Thani. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Bên lề Đại Hội đồng lần thứ 140 Liên minh Nghị viện thế giới (IPU – 140) tại thủ đô Doha (Qatar), sáng 7/4/2019, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Chủ tịch Duma quốc gia Nga Vyacheslav Volodin. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Bên lề Đại Hội đồng lần thứ 140 Liên minh Nghị viện thế giới (IPU – 140) tại thủ đô Doha (Qatar), chiều 7/4/2019, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Nhân đại Trung Quốc Thẩm Dược Dược. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Bên lề Đại Hội đồng lần thứ 140 Liên minh Nghị viện thế giới (IPU–140) tại thủ đô Doha (Qatar), sáng 8/4/2019, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Kazakhstan Nurlan Nigmatulin. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Bên lề Đại Hội đồng lần thứ 140 Liên minh Nghị viện thế giới (IPU – 140) tại thủ đô Doha (Qatar), sáng 8/4/2019, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Hồi giáo Iran, Ali Ardeshir Larijani. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Bên lề Đại Hội đồng lần thứ 140 Liên minh Nghị viện thế giới (IPU – 140) tại thủ đô Doha (Qatar), chiều 7/4/2019, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Chủ tịch Quốc hội Quốc hội Sri Lanka, ngài Karu Jayasuriya. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN |
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018, có 7/10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương. Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những hệ thống giáo dục đạt phát triển ấn tượng. Bên cạnh đó, đào tạo nghề cũng được Việt Nam hết sức chú trọng, kết hợp với giáo dục phổ thông và đại học nhằm bổ sung lực lượng kỹ sư khoa học cơ bản, kỹ thuật công nghệ. Đóng góp vào những thành tựu đó, Quốc hội Việt Nam đã thông qua và sửa đổi nhiều văn bản luật quan trọng như Hiến pháp, Luật Giáo dục Đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và tăng cường giám sát nhằm nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục ở Việt Nam, hiện đang tiến hành sửa đổi Luật Giáo dục nhằm mục tiêu xây dựng nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh Việt Nam.
Để tăng cường vai trò của quốc hội trong việc thúc đẩy giáo dục vì hòa bình, an ninh và pháp quyền, Chủ tịch Quốc hội đề xuất một số nội dung. Trước hết, cộng đồng quốc tế cần tiếp tục củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển bền vững, chú trọng giáo dục toàn diện cho mọi người dân, nhằm ngăn ngừa các mầm mống xung đột và thúc đẩy khuôn khổ pháp lý quốc tế cho hợp tác giáo dục; đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng lao động, phục vụ phát triển kinh tế. Cùng với đó, cần phát huy vai trò của các nghị viện, nghị sĩ, hoàn thiện khung pháp lý trong nước, xây dựng nhà nước pháp quyền, giám sát thực thi và phê chuẩn ngân sách phù hợp cho các chương trình cải cách, đổi mới giáo dục đào tạo bền vững; đồng thời bảo đảm thực thi công bằng, bình đẳng giữa mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt đối xử hay kỳ thị để mọi người dân được tiếp cận với giáo dục.
Thúc đẩy quan hệ với Nghị viện châu Âu
Chuyến thăm và làm việc với Nghị viện châu Âu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lần này nhằm trao đổi về quan hệ hợp tác nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội các nước thành viên Liên minh châu Âu, Nghị viện châu Âu, thúc đẩy quan hệ ASEAN với Liên minh châu Âu... Chuyến thăm cũng nhằm trao đổi về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Ngày 28/11/1990, Việt Nam và Liên minh châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 1996, Liên minh châu Âu mở Phái đoàn Đại diện của Ủy ban châu Âu (EC) tại Hà Nội. Hai bên duy trì các cơ chế hợp tác: Tham vấn chính trị thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao; Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Liên minh châu Âu: Cơ chế đối thoại về nhân quyền Việt Nam – Liên minh châu Âu…
![]() Trong chương trình thăm và làm việc tại Nghị viện châu Âu, chiều 4/4/2019, tại thủ đô Brussels (Vương quốc Bỉ), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN ![]() Tại Trụ sở EP ở thủ đô Brussels (Bỉ), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội đàm với Chủ tịch Nghị viện châu Âu Antonio Tajani. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN ![]() Quang cảnh buổi hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với Chủ tịch Nghị viện châu Âu Antonio Tajani. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Bỉ Jacques Brotchi. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Bỉ Siegfried Bracke. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN ![]() Trong chương trình thăm và làm việc với Nghị viện châu Âu (EP), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của EP Bernd Lange. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm vùng Wallonie (Vương quốc Bỉ), gặp Bộ trưởng kiêm Chủ tịch vùng Wallonie Willy Borsus. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN |
Việt Nam và Liên minh châu Âu phối hợp tại các diễn đàn đa phương, tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN – Liên minh châu Âu, ASEM và Liên hợp quốc, trong giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, an ninh năng lượng, chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, di cư bất hợp pháp...
Năm 2017, Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn thứ ba (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Hoa Kỳ) của Việt Nam. Các nước Đức, Anh, Hà Lan, Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Áo và Bỉ là 8 thị trường lớn nhất thuộc Liên minh châu Âu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, hàng năm đều đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là hàng dệt may, giày dép, cà phê, hải sản, máy vi tính, linh kiện điện thoại… Hai bên đã hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).
Quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu không ngừng được thúc đẩy và phát triển tốt đẹp, trở thành trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên minh châu Âu. Các hoạt động trao đổi đoàn thường xuyên và đối thoại định kỳ, tiếp xúc giữa các Nghị sĩ tại các Diễn đàn nghị viện đa phương đã đóng góp tích cực cho quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu nói chung và quan hệ nghị viện nói riêng. Hai bên đã thành lập Nhóm Nghị sỹ hữu nghị song phương.
Đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam- Pháp đi vào thực chất
Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, nhằm củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Pháp, triển khai kết quả chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cụ thể hóa tuyên bố chung giữa lãnh đạo cáp cao hai nước về hợp tác liên nghị viện.
Mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước được đánh dấu bởi các chuyến thăm cấp cao, nổi bật gần đây là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp François Hollande năm 2016 và chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 3/2018. Hai nước duy trì nhiều cơ chế hợp tác, nổi bật có Ðối thoại chiến lược an ninh quốc phòng và Ðối thoại cấp cao hằng năm về kinh tế.
![]() Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Thủ tướng Pháp Edouard Philippe. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp Thị trưởng thành phố Toulouse, Jean - Luc Moudenc. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Tại thành phố Toulouse, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên bế mạc Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 11. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp gỡ Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp – Việt. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN ![]() Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự khai mạc triển lãm về Bác Hồ; gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp và trao Huân chương Độc lập hạng Nhất (lần thứ hai) của Chủ tịch nước tặng Hội người Việt Nam tại Pháp. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN ![]() Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tới đặt hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, trồng cây lưu niệm và thăm Không gian Hồ Chí Minh tại Công viên Montreau, thành phố Montreuil. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN ![]() Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Ban tổ chức và đại diện người Việt tiêu biểu của "Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng" (Vietnam Global Leaders Forum - VLGF). Ảnh: Trọng Đức - TTXVN ![]() Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chứng kiến Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam Airlines đón nhận tàu bay A350, Hãng hàng không Vietjet đón nhận tàu bay A321 Neo và thăm dây chuyền sản xuất máy bay A350 của Airbus. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN |
Quan hệ hợp tác nghị viện giữa hai nước cũng được duy trì và phát triển tích cực. Hai bên thường xuyên trao đổi Đoàn và hợp tác tại các diễn đàn nghị viện đa phương, đặc biệt là Liên minh Nghị viện thế giới… Quốc hội Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác với cả Thượng viện và Hạ viện Pháp làm cơ sở để thúc đẩy quan hệ hợp tác với Nghị viện. Quốc hội hai nước đã thành lập Nhóm Nghị sỹ hữu nghị song phương.
Quan hệ giữa Việt Nam và Pháp đang phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực. Pháp là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam tại châu Âu, sau Đức, Anh, Hà Lan. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt 5,1 tỷ USD, đứng thứ ba trong các nước châu Âu và thứ 16/126 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt gần 2,8 tỷ USD, là nhà tài trợ ODA song phương hàng đầu cho Việt Nam tại châu Âu với tổng vốn cam kết 3 tỷ euro.
Tăng cường hợp tác nhiều mặt với Maroc
Chuyến thăm chính thức Vương quốc Maroc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Maroc; trong đó trọng tâm là hợp tác thương mại-đầu tư, du lịch, ngân hàng, năng lượng, hợp tác giữa các địa phương, hợp tác ba bên giữa Việt Nam, Maroc và một nước châu phi khác; trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác nghị viện song phương nhằm triển khai hiệu quả các Thỏa thuận hợp tác đã ký.
![]() Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến với Thủ tướng Maroc Saadeddine Othmani. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN ![]() Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Maroc, tại trụ sở Hạ viện Maroc ở thủ đô Rabat, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Maroc Habib El Malki. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN ![]() Tiếp tục chuyến thăm chính thức Vương quốc Maroc, tại thủ đô Rabat, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vào Lăng đặt vòng hoa, viếng vua Mohammed V. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN ![]() Tiếp tục chương trình thăm chính thức Maroc, tại thành phố Marrakech, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp Ngài Karim Kassi Lahlou, Toàn quyền vùng Marrakech. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN |
Việt Nam và Maroc thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 27/3/1961. Hai nước Việt Nam và Maroc dù ở hai châu lục cách xa nhau, nhưng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân Việt Nam và Maroc không ngừng nỗ lực vun đắp và phát triển quan hệ giữa hai nước trong những năm qua. Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội hai nước đã thăm nhau và hai nước thường xuyên có trao đổi đoàn cấp Bộ trưởng. Quan hệ ngoại giao song phương đã ở mức cao nhất - cấp Đại sứ quán thường trú.Quan hệ giữa hai nước hiện đang phát triển tốt. Hai bên thường xuyên phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế. Tháng 12/2014, Maroc công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ.
Maroc là thị trường có nền an ninh chính trị và xã hội ổn định vào bậc nhất của khu vực châu Phi. Với vị trí địa lý thuận lợi, quốc gia Bắc Phi này có khả năng trở thành cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam tiếp cận với thị trường các nước châu Phi và Trung Đông. Kim ngạch thương mại song phương năm 2018 đạt 212.7 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất siêu 200 triệu USD./.
Bài: VNP Tổng hợp - Ảnh: TTXVN