Dường như đã thành lệ, sáng nào cô chủ quán cà phê không gian văn hóa Lục bộ cũng dịu dàng trong tà áo tím Huế
chuẩn bị những ly cà phê thơm nức để phục vụ cuộc vui của cánh chơi chim. Ảnh: Thanh Hòa
Đến Huế được nghe tiếng chim chào mào hót líu lo và thưởng thức cà phê sáng trong ngôi nhà làm việc
của quan Thượng thư Bộ học triều Nguyễn là một trải nghiệm rất thú vị. Ảnh: Thanh Hòa
Những chiếc lồng chim chào mào lần lượt được treo lên trong nắng sớm. Ảnh: Thanh Hòa
Vườn cây kiểng xanh tươi và những bức trướng giới thiệu về các bộ của triều đình Huế tạo thành điểm nhấn riêng
cho không gian sinh hoạt của câu lạc bộ chim chào mào Lục bộ Huế. Ảnh: Thanh Hòa
Dân chơi chào mào đa phần là giới trẻ, họ làm nhiều nghề khác nhau, có thể là dân văn phòng, kỹ sư, bác sĩ, thợ sửa xe máy, chạy xích lô… nhưng tất cả đều gắn bó, hòa đồng và vui vẻ với nhau vì có cùng sở thích và đam mê. Ảnh: Thanh Hòa
Những chiếc lồng chim được phủ vải điều để vừa làm đẹp, vừa che chắn bảo vệ cho chim trên đường đi. Ảnh: Thanh Hòa
Chiếc lồng chim chào mào treo bên khung cửa sổ là hình ảnh rất quen thuộc trong không gian các ngôi nhà ở Huế.
Ảnh: Thanh Hòa
Chơi chào mào là một thú vui tao nhã có từ lâu đời của người dân xứ Huế. Ảnh: Thanh Hòa
Hai tay chơi xứ Huế đem chim đến giao lưu với các bạn hữu. Ảnh: Thanh Hòa
Chào mào đẹp nhờ có cái tướng tứ quý gồm “lưng nâu, bụng trắng, má đỏ, mào đen”. Ảnh: Thanh Hòa
Vẻ đẹp kiêu hãnh của một chú chào mào Huế trong chiếc lồng được thiết kế rất tinh xảo. Ảnh: Thanh Hòa
Câu lạc bộ là nơi người chơi đem chim đến giao lưu, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc,
huấn luyện và thú vị nhất là để phô diễn giọng hót. Ảnh: Thanh Hòa |