Thương hiệu Việt

Hanopro, câu chuyện cuộn băng dính Việt chinh phục 5 châu lục

Là doanh nghiệp xuất khẩu băng dính lớn nhất Việt Nam theo thống kê của Bộ Công thương với doanh số xuất khẩu hàng chục triệu USD mỗi năm cho sản phẩm băng dính và màng chít PE, Hanopro đang là một trong những điển hình về thành công của việc xây dựng những giá trị khác biệt trong ngành công nghiệp phụ trợ nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong việc xây dựng những giá trị cốt lõi để tham gia vào một thị trường cạnh tranh toàn cầu như hiện nay.
Sau 12 năm chính thức tham gia vào thị trường với vai trò một doanh nghiệp sản xuất băng dính và màng chít, Hanopro đã xuất khẩu hai dòng sản phẩm này đến hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp 5 châu lục. Còn tại thị trường trong nước, Hanopro hiện đang phục vụ 1500 khách hàng, là những tập đoàn Việt Nam, công ty FDI lớn đang có nhà máy tại Việt Nam như: Samsung, Huyndai, Canon, LG, Yamaha,….

Thành công này có được, như lời chia sẻ rất ngắn gọn và đúng với phong cách làm việc của ông Tạ Đức Sơn, giám đốc Công ty TNHH Hanopro Việt Nam đó là: “Khác biệt hay là chết”.

“Khác biệt hay là chết” là tên một cuốn sách được các học giả nổi tiếng thế giới đánh giá là cuốn sách marketing hay nhất của mọi thời đại. Nhờ sự ra đời của cuốn sách mà cụm từ khác biệt hóa (differentiate) đã trở thành một “từ ngữ lớn” trong thế giới kinh doanh ngày nay. Đây là sự khác biệt của Hanopro với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành trên thế giới.

Khác biệt đầu tiên là khác biệt về chất lượng, giá cả của sản phẩm. Nếu ở cùng một phân khúc giá, chất lượng các sản phẩm băng dính của Hanopro được khách hàng đánh giá tốt hơn. Tương tự, nếu ở cùng một phân khúc chất lượng, thì giá các sản phẩm của Hanopro cạnh tranh hơn các đối thủ cùng ngành. Ở phân khúc nào, Hanopro cũng có lợi thế cạnh tranh, nên không có lý do nào mà khách hàng không lựa chọn các sản phẩm của Hanopro.



 Ông Tạ Đức Sơn, giám đốc Công ty TNHH Hanopro Việt Nam. Ảnh: Tư liệu NVCC


Một góc nhà máy Hanopro. Ảnh: Trần Thanh Giang



Công nhân đang thao tác tại máy phân xưởng cuộn băng dính. Ảnh: Trần Thanh Giang



Máy làm màng phim được các công nhân vận hành cẩn trọng, tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc kỹ thuật. Ảnh: Trần Thanh Giang



Màng phim được phân ra các cuộn nhỏ để phù hợp với kích thước mà khách hàng yêu cầu. Ảnh: Trần Thanh Giang



Sản phẩm băng dính được công nhân đóng gói. Ảnh: Trần Thanh Giang



Xe nâng vận chuyển các thùng hàng vào kho chờ xuất xưởng. Ảnh: Trần Thanh Giang



Các khách hàng nước ngoài đến làm việc tại gian hàng của Hanopro. Ảnh: Trần Thanh Giang



Khách tham quan tìm hiểu về các mặt hàng băng dính của thương hiệu Hanopro. Ảnh: Trần Thanh Giang



Gian hàng trưng bày sản phẩm của Công ty TNHH Nanopro tham dự tại Hội trợ thương mại quốc tế Việt Nam (Viet Nam Expo). Ảnh: Trần Thanh Giang

Để có được lợi thế khác biệt này, theo ông Sơn, lý do đầu tiên đó là công ty vẫn tận dụng được lợi thế khách quan của Việt Nam đó là nguồn nhân công giá rẻ. Lý do thứ hai đó là, công ty có chính sách kích thích xuất khẩu bởi vậy đã giảm bớt lợi nhuận để cạnh tranh. Lý do thứ ba đến từ ý thức của ban lãnh đạo công ty, đó là luôn hướng tới sự hoàn mỹ, khác biệt trong cả tư duy và cách làm. Thay vì quan điểm "no, why" (không, vì sao phải làm), ban quản trị công ty luôn ý thức ngược lại " why not" (vì sao không làm).

Khác biệt thứ hai đến từ dịch vụ. Không ai có thể khẳng định 100% các sản phẩm không xảy ra lỗi. Nhưng quan trọng hơn cả là doanh nghiệp dám chịu 100% trách nhiệm với từng sản phẩm nếu xảy ra lỗi hỏng, kể cả khi đơn hàng đã hoàn tất thanh toán. Thậm chí khi sự cố đó đến từ lý do khách quan, không phải từ phía công ty, nhưng công ty cũng sẵn sàng chia sẻ rủi ro với các đối tác. Ví như trường hợp của doanh nghiệp Úc, khi gặp phải những rủi ro khách quan do bão biển, tàu biển lỡ chuyến,… khiến giá tăng cao hơn song công ty vẫn giữ giá không tăng.

Thêm một lợi thế nữa, đó là uy tín, kinh nghiệm xuất khẩu lâu năm cùng với việc đầu tư bài bản về nhà xưởng, công nghệ máy móc. Sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường 
Hàn Quốc hay quốc tế, họ đều có hiệp hội và chia sẻ các thông tin về nhà cung cấp. Bởi vậy, cho dù làm chuẩn hay không chuẩn, các thông tin đó đều được chia sẻ nhanh chóng.

“Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, khi mà mọi thông tin đều có thể tìm kiếm được, thì chúng ta không thể tồn tại lâu nếu không làm thật và làm nghiêm túc, cao hơn là làm khác biệt”, ông Sơn nhắn nhủ nếu muốn xuất khẩu hàng hóa đi khắp thế giới.

Bởi vậy, khi thế giới gặp các vấn đề khách quan như dịch Covid-19 hay phát triển các mô hình thương mại điện tử trong cách mạng công nghiệp 4.0, các đối tác không trực tiếp sang thẩm định được các nhà cung cấp, thì uy tín của công ty là một lợi thế đặc biệt. Đây là lý do, Hanopro vẫn đạt được doanh thu xuất khẩu xấp xỉ bằng với các năm chưa có đại dịch Covid.

Đặc biệt, còn có một lợi thế khách quan đến từ các chính sách vĩ mô của Việt Nam. Đó là sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát dịch Covid-19, làn sóng các nhà máy FDI lựa chọn Việt Nam để dịch chuyển hoặc xây mới nhà máy,...  “Vận mệnh đất nước đang thay đổi, tôi cảm nhận rõ điều đó”, ông Sơn chia sẻ. Chính vì vậy, thương hiệu "make in Vietnam" hiện đang nhận được rất nhiều thiện cảm trên trường quốc tế. Khách hàng các nước Mỹ, Úc, Nhật, Hàn,… đều lựa chọn hàng Việt Nam nếu ở phân khúc bằng nhau về giá cả, chất lượng.


Khi càng chuyên biệt hóa sản phẩm, lợi thế cạnh tranh của công ty càng lớn, thương hiệu sẽ càng mạnh. Vì vậy, Hanopro định hướng phát triển theo hướng ngày càng chuyên biệt hóa các sản phẩm cũng như cung cấp giải pháp đóng gói toàn diện. 

Một số sản phẩm băng dính và màng chít của thương hiệu Hanopro Việt Nam. Ảnh: Trần Thanh Giang








Có lẽ Hanopro là một trong số ít nhà máy công nghiệp được phủ kín bởi cây xanh. Điều này xuất phát từ lối sống thân thiện với môi trường của người sáng lập thương hiệu Hanopro. Dẫn chúng tôi đi trong khu khuôn viên rợp bóng cây của nhà máy, ông Sơn bật mí cho chúng tôi một thông tin đầy thú vị. Hanopro hiện đang có một Chi bộ Đảng trực thuộc Đảng bộ huyện Gia Lâm đang sinh hoạt tại nhà máy. Trên cương vị là Bí thư Chi bộ, ông Sơn hào hứng cho biết, với việc thành lập Chi bộ Đảng trong công ty, hoạt động của công ty tại địa phương thuận lợi hơn rất nhiều. Ngoài việc, cập nhật được các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc định hướng phát triển của Công ty, các nhân viên trong công ty có cơ hội thuận lợi để sinh hoạt Đảng tại công ty mà không phải mất thời gian về tận địa phương để sinh hoạt.

Hiện Hanopro là một trong số ít nhà máy sản xuất ở Việt Nam đạt được chứng chỉ SA 8000, bên cạnh chứng chỉ ISO 9001. Đây là tiêu chuẩn chứng nhận xã hội hàng đầu cho các nhà máy và tổ chức trên toàn cầu, được ban hành bởi Social Accountability International. Tổ chức quốc tế này được thành lập vào năm 1997./.

 
Bài: Thảo Vy - Ảnh: Trần Thanh Giang

Bio Lak: Hành trình nâng tầm giá trị cây cỏ bản địa

Bio Lak: Hành trình nâng tầm giá trị cây cỏ bản địa

Bio LAK là thương hiệu mỹ phẩm đầu tiên của Việt Nam đạt chứng nhận Non-GMO (không biến đổi gien) có hiệu lực toàn cầu. Bio LAK được Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp Hà Lan trao tặng giải thưởng phát triển bền vững (Sustainability) trong cuộc thi Ready to Export (R2E) 2023-2024. Giải thưởng là sự ghi nhận cho những nỗ lực của Bio LAK trong nhiều năm qua.

Top