Kinh tế

Thương mại điện tử Việt Nam nhìn từ Chodientu.vn

Từ trang thương mại điện tử (TMĐT) đầu tiên được thành lập ở Việt Nam năm 2006 là chodientu.vn, đến nay Việt Nam đã có hàng trăm trang TMĐT và đã tạo ra thói quen mua hàng “phi truyền thống” mới cho người tiêu dùng Việt.
Năm 2006, trong một chuyến đi công tác đến Nhật Bản, anh Nguyễn Hoà Bình chứng kiến việc người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng việc mua bán hàng hoá qua các trang bán hàng trên mạng internet. Nhận thấy, đây là một xu thế kinh doanh thương mại tất yếu trong tương lai, mặc dù lúc bấy giờ ở Việt Nam khái niệm TMĐT còn khá xa vời, anh Bình vẫn quyết định thành lập trang TMĐT chodientu.vn khi trở về nước.

Thị trường Việt Nam có thói quen mua bán hang hoá theo cách truyền thống đó là khách hàng trực tiếp mua hàng tại các cửa hàng. Bởi vậy, thời gian đầu, chodientu.vn đã khá vất vả trong việc đưa hình thức mua bán hàng theo kiểu mới này vào trong thói quen mua sắm của người Việt.

Với chiến lược ban đầu đó là tìm và rao bán những sản phẩm độc đáo, lạ, khó kiếm trên trang web, kèm theo đó là mở những phiên đấu giá những sản phẩm độc đáo này với mức giá sàn thậm chí chỉ có 1000 VNĐ, chodientu.vn đã thu hút được sự quan tâm không nhỏ của một bộ phận người tiêu dùng. Từ đó tạo dần cho họ thói quen xem, tìm kiếm và quyết định mua h
àng trên mạng internet.


Văn phòng giao dịch TMĐT của chodientu.vn, thuộc Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Hòa Bình.


Chodientu.vn là sàn mua bán B2C tiên phong đầu tiên tại Việt Nam, và là top 10 website TMĐT lớn nhất Việt Nam.


Chodientu.vn nói riêng và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành TMĐT của Việt Nam nói chung
ngày càng được đánh giá cao về mức độ chuyên nghiệp và uy tín.



Năm 2008, 
Chodientu.vn được tập đoàn eBay, tập đoàn TMĐT hàng đầu thế giới, liên doanh hợp tác và đầu tư.

Đến năm 2009, chodientu.vn chính thức hợp tác với tập đoàn TMĐT hàng đầu thế giới đó là Ebay, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới cho TMĐT ở thị trường Việt Nam.

Từ khi thành lập cho đến thời điểm hiện tại, dựa vào phân tích đặc trưng thu nhập của người dân Việt Nam, chodientu.vn đã xác định phân khúc thị trường là nhóm khách hàng phổ thông, có thu nhập trung bình khá, ở độ tuổi từ 18 – 24. Bởi vậy, hàng hoá cung cấp chủ yếu phục vụ nhóm đối tượng trẻ, với những tiêu dùng bình dân.

Với những chiến lược cạnh tranh về giá, cùng với những hỗ trợ trong chính sách bảo hành, đổi trả hàng để bảo vệ tối đa quyền lợi người tiêu dùng, đến nay sau gần một thập kỷ, chodientu.vn đã trở thành top 10 trang TMĐT hàng đầu Việt Nam, với diện phủ kín ở 100% trung tâm các huyện, thị xã trên toàn quốc.

Chiến lược năm 2016, chodientu.vn sẽ tiến hành phủ kín địa bàn 100% xã trên toàn quốc. Hiện nay, Chodientu.vn đã có trên 3 triệu thành viên đăng ký, 600.000 thành viên thường xuyên hoạt động mua bán cùng trên 10 ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia bán hàng.

Hiện nay, Việt Nam có gần 40 triệu người dùng internet, trong đó 60% đã mua sắm trực tuyến trên mạng. Tức đã có hơn 20 triệu người đã từng giao dịch TMĐT, tổng doanh thu từ thương mại điện tử B2C (giữa doanh nghiệp với khách hàng) tại Việt Nam trong năm 2014 đã cán mốc 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước, tăng 25% so với năm 2013.

Trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT do Bộ Công thương soạn thảo, đến 2020, Việt Nam phấn đấu 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người và phát triển các tiện ích thanh toán thương mại điện tử./. 



Khách hàng kiểm tra hàng hóa được gửi từ nước ngoài về tại trụ sở Công ty.


Chodientu.vn còn hỗ trợ các dịch vụ vận chuyển hàng từ nước ngoài gửi về cho khách hàng,
với cách thanh toán nhanh gọn tại nhà.



Xu hướng mua sắm trên TMĐT của Việt Nam được đánh giá là tăng rất nhanh trong những năm gần đây.


Việc tăng số lượng sử dụng các thiết bị điện thoại, máy tính bảng 
là một trong những động lực khiến giao dịch TMĐT của Việt Nam tăng cao.

Bài: Thảo Vy - Ảnh: Trịnh Văn Bộ

 

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Với mong muốn giải quyết tình trạng thiếu cơ hội sinh kế và thu nhập thấp của thanh niên dân tộc thiểu số, Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản đã triển khai dự án “Tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho Thanh niên dân tộc thiểu số tại Hà Giang và Lai Châu” giúp các thanh niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động có thêm kiến thức về phát triển kinh tế và mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất.

Top