Tiêu điểm

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam với Séc và Romania đi vào hiệu quả, bền vững

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Cấp cao Việt Nam thăm chính thức Romania từ ngày 14 - 16/4/2019 và thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 16 -18/4/2019 nhằm thúc đẩy việc ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); mở ra nhiều cơ hội về thương mại đầu tư, hợp tác mới giữa Việt Nam và EU nói chung, với Romania và Cộng hòa Séc nói riêng.
Việt Nam – Cộng hòa Séc: Hợp tác song phương trên các lĩnh vực

Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lần này làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị; tạo thêm động lực mạnh mẽ đưa hợp tác Việt Nam - Cộng hòa Séc lên một tầm cao mới, hiệu quả, bền vững, tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên. Chuyến thăm cũng là dịp để hai bên trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục-đào tạo, xuất khẩu lao động; đồng thời trao đổi về các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.


Sáng 17/4/2019, Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Séc
diễn ra trang trọng tại Phủ Thủ tướng ở thủ đô Praha. Thủ tướng Séc Andrej Babis chủ trì lễ đón. Trong ảnh: Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis
và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc duyệt đội danh dự. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hoà Séc Andrej Babis gặp gỡ báo chí sau khi kết thúc hội đàm. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN






Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.
Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Séc. 
Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Séc Milos Zeman. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Hạ viện Séc Radek Vondráček. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Séc Morava. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo Liên hiệp Hội người Việt Nam tại Châu Âu. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đến tham quan Trung tâm Thương mại Sapa ở thủ đô Praha và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Séc.
Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

 

Năm 2012, Cộng hòa Séc công bố Chiến lược xuất khẩu quốc gia 2012 - 2020, trong đó đưa Việt Nam vào danh sách 12 thị trường ưu tiên. Việt Nam là nước duy nhất trong ASEAN nằm trong danh sách này.
Năm 2018, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 36 trong số hơn 200 đối tác của Séc. Nếu tính riêng xuất khẩu, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 28 vào Séc. Hiện nay, Việt Nam cũng là một trong 12 thị trường ưu tiên về thương mại của Séc. Năm 2018, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc đạt 307 triệu USD. Đến nay, đã có 38 dự án của Séc đầu tư vào Việt Nam, đứng thứ 42 trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký 90 triệu USD. Các dự án tập trung vào các các lĩnh vực bất động sản, bia, thiết bị điện, vật liệu xây dựng... Trong đó, các lĩnh vực hợp tác đầu tư có thế mạnh của Séc là năng lượng, đầu máy - toa xe lửa, xe buýt, tàu điện, máy nông nghiệp, thiết bị tưới tiêu.

Đến nay, hai nước đã ký hiệp định khung về: Tránh đánh thuế trùng; hợp tác kinh tế; khuyến khích và bảo hộ đầu tư; nhận trở lại công dân hai nước; Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao; hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, thanh niên và thể thao; chuyển giao người bị kết án phạt tù; hợp tác phòng, chống tội phạm…

Là thành viên của Liên minh châu Âu (EU), Cộng hòa Séc luôn coi Việt Nam là đối tác thương mại truyền thống và tiềm năng, là cầu nối để xuất khẩu sản phẩm của nước này sang thị trường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Việt Nam - Romania: Quan hệ hợp tác hữu nghị đi vào chiều sâu, thực chất

Chuyến thăm chính thức Romania của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lần này tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng và quyết tâm đưa quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả hơn nữa, đáp ứng lợi ích của mỗi nước, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước. Chuyến thăm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác với Romania trên nhiều lĩnh vực, nhất là chính trị, kinh tế, thương mại - đầu tư, giáo dục - đào tạo, văn hóa - du lịch, nông nghiệp, hợp tác lao động, hợp tác giữa các địa phương.



Sáng 15/4/2019, lễ đón chính thức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Bucharest. 
Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Romania Viorica Dancila duyệt đội danh dự. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Romania Viorica Dancila tiến hành hội đàm. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Romania Viorica Dancila họp báo thông báo kết quả hội đàm giữa hai nước. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Tổng thống Romania Klaus Werner Iohannis.Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Tổng thống Romania Klaus Werner Iohannis. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Thượng viện Romania Călin Popescu Tăriceanu. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Hạ viện Romania Liviu Dragnea. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam- Romania. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN





Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông Viorel Stefan, Phó Thủ tướng Romania chứng kiến
Lễ kết và trao các văn bản hợp tác giữa 2 nước tại diễn đàn. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN

Đại sứ Việt Nam tại Romania Đặng Trần Phong cho rằng, trong bối cảnh tiềm năng của hai nền kinh tế đang phát triển năng động và hợp tác Liên minh châu Âu – Việt Nam đang phát triển, hai nước có nhiều thuận lợi để mở rộng hợp tác thương mại, năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường.

Cùng với đó, việc triển khai, ký kết các Chương trình hợp tác về giáo dục và đào tạo, Chương trình Hợp tác văn hóa, Hợp tác về khoa học – kỹ thuật, các thảo thuận hợp tác giữa các địa phương, các hoạt động giao lưu nhân dân cũng sẽ góp phần tích cực vào việc phát triển quan hệ hai nước.

Hợp tác giữa địa phương hai nước được tăng cường, thông qua việc ký kết các thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương như Hà Nội-Bucharest, Đà Nẵng-Timisoara, Lào Cai-Hunedoara, Iasi-Huế. Đặc biệt, mối quan hệ giữa hai tỉnh Tulcea - Bến Tre, hai bên đang thúc đẩy triển khai Dự án “Thành lập thí điểm Khu Bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ phát triển bền vững du lịch sinh thái và Trung tâm Tri thức về phát triển du lịch sinh thái tại Đồng bằng sông Mê Kông” tại tỉnh Bến Tre theo Thỏa thuận vừa ký kết giữa hai địa phương bên lề ASEM-10 tại Milan, Italy ngày 16/10/2014 và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Hàng năm, hai địa phương này đã trao đổi đoàn lẫn nhau, cũng như cùng phối hợp kêu gọi Liên minh châu Âu tài trợ các dự án chung./.


Bài: VNP Tổng hợp - Ảnh: TTXVN

Tôn vinh giá trị của lễ hội Việt

Tôn vinh giá trị của lễ hội Việt

Trong không khí rộn ràng, háo hức của những ngày đầu xuân mới, các lễ hội truyền thống được tổ chức trên suốt chiều dài dải đất hình chữ S, từ khắp các nẻo đường, người người, nhà nhà lại nô nức đi trẩy hội để tưởng nhớ đến công ơn của những người đã có công với quê hương, đất nước và cầu mong cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đó chính là nét đẹp văn hóa ngàn năm của lễ hội Việt cần được tôn vinh.

Top