Văn hóa

Lá dong từ làng vào phố

Tục gói chưng ngày Tết đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, được lưu truyền từ xa xưa đến tận ngày nay, thể hiện nét đẹp của nền văn hóa lúa nước. Mỗi khi Tết đến Xuân về, người người, nhà nhà từ Bắc vào Nam lại gói bánh chưng ăn Tết, dâng bánh lên bàn thờ tổ tiên. Để có những chiếc bánh trưng vuông vắn, nhiều làng trồng lá dong trên khắp cả nước lại nhộn nhịp thu hái, vận chuyển vào các phố thị, trung tâm lớn phục vụ người dân.

Vào những ngày từ 12 đến 20 tháng Chạp là mùa vụ thu hoạch lá dong lớn nhất trong năm của người dân thôn Tràng Cát (Thanh Oai, Hà Nội).

Hiện ở thôn Tràng Cát có khoảng hơn 300 hộ gia đình duy trì công việc trồng dong lấy lá. Lá dong ở đây là loại lá dong nếp, lá tròn và dai không quá dày và kích thước lớn nên dễ dàng gói bánh bằng tay và khuôn mà không lo lá bị rách hay hỏng khi đun bánh. 


Làng lá dong thônTràng Cát (ThanhOai, HàNội)  là làng lá dong lớn nhất Thủ đô với diện tích khoảng 25ha.


Vào mỗi dịp cậnTết Nguyên Đán, các hộ gia đình thônTràng Cát lại tất bật cho vụ mùa lớn nhất trong năm.


Mỗi cuống lá sau khi cắt sẽ đâm chồi lên mọc thêm từ 2 đến 3 lá trở lên.


Do  thời tiết năm nay thuận lợi nên lá dong to và ít bị rách.


Lá sau khi thu hoạch sẽ được phân loại lá theo từng kích thước để bó thành từng bó.


Những chiếc xe máy chở những bó lá dong đem một phần không khí Tết đến mọi miền đất nước.
Năm nay, người dân trong thôn không còn phải đem lá ra chợ bán mà giờ chỉ việc thu hoạch, ngâm lá, xếp lá thành từng bó rồi sẽ có các thương lái đến thu mua, vận chuyển. Thu nhập trung bình của mỗi hộ dân làm lá dong khoảng 20-30 triệu đồng/ vụ.

Lá dong được mùa người dân Tràng Cát càng nhộn nhịp tất bật dường như không khí Tết ở đây đến sớm hơn so với nhiều ngôi làng khác.

Vào Tp. Hồ Chí Minh, hương vị Tết được thể hiện ở chợ lá dong ông Tạ, mỗi năm chỉ hoạt động vào những ngày giáp Tết. Người Sài Gòn gói bánh chưng, bánh tét đều đến khu chợ phiên này mua lá dong.

Chợ lá dong ông Tạ được hình thành trước năm 1975 và chỉ họp mỗi năm 1 lần, từ 20 tháng chạp đến 28 Tết âm lịch. Chợ bắt đầu nhộn nhịp từ khoảng 5 giờ sáng cho đến tối khuya. Một đoạn đường Cách mạng tháng Tám chỗ giao cắt với Phạm Văn Hai, quận Tân Bình lại được khoác lên một màu xanh mướt mắt của lá dong, xen kẽ với những bó lạc trắng nõn nà. 

Lá dong ở chợ ông Tạ có hai loại, loại lá dong có thân dài có giá cao hơn loại lá dong rừng (thân ngắn). Lá dong thân dài  gói cho bánh chưng có màu xanh. Mỗi ngày chợ tiêu thụ hàng chục tấn lá dong. Từ chợ ông Tạ các tiểu thương mua giá sỉ để đem đến các chợ trong thành phố phục vụ người dân Sài Gòn./.



Một đoạn đường Cách mạng tháng Tám chỗ giao cắt với Phạm Văn Hai,
quận Tân Bình lại được khoác lên một màu xanh mướt mắt của lá dong.


Những ngày gần tết, nhiều người tại Sài Gòn tìm đến khu vực ngã ba ông Tạ mua lá dong về gói bánh chưng đón Tết.


Thương lái cắt tỉa lá dong.


Chợ ông Tạ đủ nguyên vật liệu cho việc gói bánh chưng.


Xen kẽ với lá dong là những bó lạc trắng nõn nà.


Chợ ông Tạ nhộn nhịp vào những ngày giáp Tết.


Từ chợ ông Tạ các tiểu thương mua giá sỉ để đem đến các chợ trong thành phố phục vụ người dân Sài Gòn.


Mỗi khi Tết đến Xuân về, người người, nhà nhà lại gói bánh chưng ăn Tết, dâng bánh lên bàn thờ tổ tiên.

Thực hiện: Khánh Long – Kim Phương

DK1 vững vàng nơi đầu sóng

DK1 vững vàng nơi đầu sóng

Trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, hơn 35 năm qua, Nhà giàn DK1 vẫn luôn đứng đó, sừng sững, hiên ngang như một “pháo đài thép”. Giữa sóng gió trùng khơi, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1 vẫn luôn nắm chắc tay súng, vững chân sóng giữ cho lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam tung bay, khẳng định đanh thép chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Top