Nghệ thuật

“Hoa hiếu hạnh” cho mùa Vu Lan báo hiếu

Gần 500 tác phẩm mỹ thuật Phật giáo mang chủ đề “Hoa hiếu hạnh” giới thiệu đến công chúng được triển lãm tại chùa Phổ Quang, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh như một hoạt động nghệ thuật ý nghĩa trong dịp lễ Vu Lan (ngày rằm tháng 7 âm lịch), mùa báo hiếu.
Tại triển lãm người xem sẽ bắt gặp sự đa dạng về chất liệu thể hiện mà những tác phẩm mang lại, như tranh sơn dầu, điêu khắc gỗ, tranh màu nước, tượng, tranh sơn dầu đắp nổi, thư pháp, gốm sứ, cổ vật…
    
Từ các chất liệu khác nhau, chủ đề của mỗi tác phẩm cũng rất phong phú, trong đó có tranh thiền, tranh Phật, hoa sen, chú tiểu, tranh thư pháp trích từ kinh Phật, tượng điêu khắc các vị Phật, các cổ vật liên quan đến Phật giáo.
    
Theo như Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Thị Đăng Lan, phụ trách triển lãm lần này cho hay, các tác giả đa phần là những Phật tử, họa sĩ, nghệ sĩ, điêu khắc gia trên khắp mọi miền đất nước có chung tấm lòng hướng Phật, am hiểu về Phật giáo và đam mê sáng tạo nghệ thuật. Cũng có những tác phẩm được gửi về từ các tác giả ở nước ngoài tham gia triển lãm. Các tác phẩm không phân biệt chất liệu, thời gian, xuất xứ mà được sáng tạo từ khả năng và tấm lòng thành kính hướng Phật của tác giả. Có những tác phẩm do một cá nhân làm, cũng có những tác phẩm do một nhóm tác giả cùng lên ý tưởng và thực hiện. Có tác giả giới thiệu danh tính, có tác giả ẩn danh, chỉ âm thầm đóng góp tác phẩm.
    


Một góc không gian trưng bày triển lãm “Hoa hiếu hạnh” mang cảm giác gần gũi, ấm cúng.


Góc bài trí trên bàn thờ Phật để giới thiệu đến công chúng tại triển lãm “Hoa hiếu hạnh”.


Triển lãm rất đa dạng về chất liệu thể hiện, như: tranh sơn dầu, điêu khắc gỗ, tranh màu nước,
tượng, tranh sơn dầu đắp nổi, thư pháp, gốm sứ, cổ vật…


Trong không gian trang nghiêm mà gần gũi, người xem như lạc vào một chốn thanh tĩnh,
chỉ có tiếng kinh kệ thâm trầm ru dẫn lòng người.


Công chúng đến thưởng lãm tại triển lãm “Hoa hiếu hạnh”.

Trong không gian trang nghiêm mà gần gũi, người xem như lạc vào một chốn thanh tĩnh, chỉ có tiếng kinh kệ thâm trầm ru dẫn lòng người. Mọi tạp nghĩ dường như biến mất, chỉ còn lại cảm giác yên tĩnh, an lạc, nhẹ nhàng, và đó chính là công dụng mà các tác phẩm Phật giáo mang lại.
    
Công chúng còn được tìm hiểu về cách thiết trí không gian trà đạo, cách thiết trí bàn thờ Tam bảo, góc ông đồ, thưởng trà, đàm đạo và nhiều loại hình văn hóa khác mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
    
Các tác phẩm mỹ thuật Phật giáo được tạo tác từ tấm lòng chân thành của các tác giả ví như là những bông hoa hiếu hạnh mà những người con, người Phật tử gửi dâng lên mẹ, như một lời cảm ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của người mẹ nhân dịp lễ Vu Lan báo hiếu. Ngoài ra, thông qua triển lãm gửi đến thông điệp kêu gọi ý thức cộng đồng về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo nói riêng cũng như dân tộc Việt Nam nói chung.
    
Nếu cảm mến các tác phẩm tại “Hoa hiếu hạnh”, công chúng cũng có thể thỉnh những tác phẩm mà mình yêu thích về phụng sự tại nhà riêng, cũng là một cách để chia sẻ, tiếp nối văn hóa.
    
“Tôi đến chùa Phổ Quang rất nhiều lần, được chiêm ngưỡng các tác phẩm về mỹ thuật Phật giáo giúp tôi hiểu biết về đạo Phật nhiều hơn, trong đó nghệ thuật Phật giáo cũng có những nét nổi bật và tinh tế. Đặc biệt, những lời dạy của Phật được ghi chép trên những bức tranh thư pháp là những lời răn dạy gần gũi và thiết thực với cuộc sống của chúng ta” - bà Lê Thị Thanh Tâm (ngụ ở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh) cảm nhận khi đến thưởng thức “Hoa hiếu hạnh”./.



Tác phẩm điêu khắc gỗ Phật Quan thế âm.


Tranh sơn dầu kết hợp với thư pháp chủ đề Phật giáo.


Tác phẩm tranh sơn dầu “Bồ đề tâm” họa sĩ Nam.


Tác phẩm tranh Phật.


Tác phẩm tranh sơn dầu đắp nổi.


Tượng Phật nằm làm bằng gốm sứ và hoa sen làm bằng đá lưu ly nhân tạo.


Tác phẩm bàn tay Phật từ chất liệu sơn dầu rất ấn tượng.


Tác phẩm tranh thư pháp kết hợp với các họa tiết đáp nổi tạo sự phá cách.


Một tác phẩm tranh sơn dầu khổ lớn về chủ đề thiên nhiên, phong cảnh.


Tác phẩm Chú đại bi là từ tranh sơn dầu.


Tác phẩm điêu khắc gỗ “Thiên nhiên tâm”.


Tác phẩm tranh sơn dầu thư pháp kết hợp với nghệ thuật đắp nổi độc đáo.


Tác phẩm tranh sơn dầu thư pháp rất độc đáo.


Tác phẩm tranh Phật chất liệu sơn dầu.


Tác phẩm tranh sơn dâu kết hợp với thư pháp Việt.
 
Bài và ảnh: Sơn Nghĩa


Top