Kinh tế

Hà Nội thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm bảo đảm an toàn thực phẩm

Ba tháng đầu năm 2021, Hà Nội đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) trên toàn thành phố, đặc biệt tập trung kiểm tra hậu kiểm sau công bố, kiểm tra đột xuất, xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực ATTP.
Trong năm 2021, Thành phố Hà Nội tập trung triển khai 5 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo đảm ATTP gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ATTP trên toàn thành phố, đặc biệt tập trung kiểm tra hậu kiểm sau công bố; kiểm tra đột xuất, xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực ATTP; thực hiện các hoạt động thuộc chương trình y tế - dân số năm 2021 bao gồm các hoạt động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm; hoạt động tăng cường năng lực kiểm nghiệm ATTP; triển khai các mô hình điểm, chuyên đề ATTP năm 2021.

Cùng với đó, thành phố còn tăng cường công tác thông tin truyền thông về ATTP. Tổ chức các hình thức thông tin tuyên truyền đa dạng. Phối hợp với các cơ quan báo chí đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về ATTP nhận biết thực phẩm an toàn, kết nối cung cấp tiêu thụ sản phẩm an toàn. Tuyên truyền ATTP lồng ghép với phòng chống dịch bệnh.


Những vườn bưởi với hàng ngàn gốc xum xuê, quả đượm vàng trong mùa thu hoạch tại thôn Núi Bé đã trở thành đặc sản của vùng đất Nam Phương Tiến,
Chương Mỹ, Hà Nội. Đây cũng là loại bưởi trồng theo quy trình VietGap- một sản phẩm tiêu biểu OCOP của nông nghiệp Hà Nội. Ảnh: VNP



Với 5.044 ha sản xuất tập trung, sản lượng rau an toàn vệ sinh thực phẩm do địa bàn Hà Nội sản xuất đạt hơn 700.000 tấn/năm,
đáp ứng khoảng 65% nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô. Ảnh: VNP



Bà Nguyễn Thị Thu Hằng (bên phải) - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội
trong một lần đi kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm vào quý I/2021. Ảnh: Hoàng Hà



Dưa lê Đông Xuân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) trồng theo quy trình sản xuất an toàn do trường Đại học Nông nghiệp 1
chuyển giao kỹ thuật cho quả tròn đều, có mùi hương rất thơm, ăn giòn và ngọt. Ảnh: VNP


Các sản phẩm rau an toàn đảm bảo vệ sinh thực phẩm được tiêu thụ tại nhiều siêu thi lớn trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: VNP


Người tiêu dùng Hà Nội truy xuất nguồn gốc thực phẩm qua ứng dụng điện thoại thông minh. Ảnh: VNP



Trang trại nuôi bò lấy sữa ở Ba Vì được đầu tư bài bản, cho nguồn sữa sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: VNP



Năm 2020 mặc dù bị ảnh hưởng lớn của đại dịch COVID-19 song ngành chăn nuôi Hà Nội
có bước tăng trưởng mạnh, góp phần đáng kể cho tăng trưởng ngành Nông nghiệp đạt 4,2 %. Ảnh: VNP



Thương hiệu “thực phẩm A-Z” của HTX chăn nuôi Hoàng Long (thôn Chi Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội)
không chỉ đạt tiêu chuẩn OCOP mà còn có mặt trên nhiều hệ thống siêu thị lớn của thành phố Hà Nội. Ảnh: VNP

Ngoài ra, tiếp tục triển khai giám sát ngộ độc thực phẩm, kiểm tra, giám sát hỗ trợ bảo đảm ATTP tại các nơi cung cấp bữa ăn. Giám sát đảm bảo ATTP các kỳ họp, hội nghị; sự kiện chính trị khác trong nước và quốc tế tổ chức tại Hà Nội. Thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính về ATTP theo đúng trình tự và thời gian.

Theo báo cáo, Thành phố Hà Nội hiện có 83.712 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 58 cơ sở giết mổ bán công nghiệp, 673 điểm giết mổ thủ công, 454 chợ, 141 siêu thị, 25 trung tâm thương mại, 5.044ha trồng rau an toàn được quản lý, giám sát. Sản xuất thực phẩm của thành phố đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, số còn lại nhập từ các tỉnh và nhập khẩu.
 
Dự kiến trong năm 2021, Thành phố sẽ thành lập trên 900 đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP tổ chức thanh tra, kiểm tra 85 nghìn lượt cơ sở. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng thành phố cũng đã lấy 1200 mẫu thực phẩm để xét nghiệm cho ra 
kết quả và cấp khoảng 2000 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

Năm 2021, ngành Nông nghiệp Thủ đô sẽ tăng cường kiểm tra, đánh giá và xếp loại các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản. Đây được xem là giải pháp quan trọng nhằm quản lý chặt chẽ sản phẩm từ gốc để mang lại hiệu quả cao nhất./.
 
Bài: VNP- Ảnh: VNP

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Với mong muốn giải quyết tình trạng thiếu cơ hội sinh kế và thu nhập thấp của thanh niên dân tộc thiểu số, Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản đã triển khai dự án “Tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho Thanh niên dân tộc thiểu số tại Hà Giang và Lai Châu” giúp các thanh niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động có thêm kiến thức về phát triển kinh tế và mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất.

Top