Kinh tế

EVFTA và cơ hội lớn cho ngành thủy sản bứt phá

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Hiệp định EVFTA vừa được Quốc hội thông qua sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các ngành xuất khẩu Việt Nam trong đó có thủy sản, với khả năng khôi phục sản lượng xuất khẩu sau đại dịch COVID-19.
EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 (sau Mỹ) và luôn chiếm trên 17%-18% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong đó, khẩu thủy tôm sang EU chiếm 22% thị phần, cá tra chiếm 11%, các mặt hàng hải sản chiếm 30-35%...

Với việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn thông qua hiệp định EVFTA (8/6), VASEP cho rằng, tham gia các hiệp định tự do thương mại (FTA) thế hệ mới như EVFTA mang lại nhiều cơ hội cho các ngành khẩu thủy như ngành thủy sản, đặc biệt là cơ hội từ thuế quan xuất nhập khẩu.

Đối với EVFTA, ngay khi có hiệu lực, sẽ có gần 50% số dòng thuế đang có thuế suất cơ sở 0-22% (phần lớn từ 6-22%) sẽ được giảm về 0% (khoảng 840 dòng thuế). Khoảng 50% số dòng thuế còn lại có thuế suất cơ sở 5,5-26% sẽ được về 0% sau 3-7 năm.



Đội tàu chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương ở ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa của ngư dân tỉnh Quảng Ngải. Ảnh: VNP


Thuyền đánh bắt thủy sản của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) cập cảng. Ảnh: VNP


Ngư dân Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đóng tàu công xuất lớn, vươn khơi bám biển đánh bắt cá ngừ để xuất khẩu. Ảnh: VNP


Từ năm 2017, Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam ở Cụm Công nghiệp An Xá (Nam Ðịnh), đã được xuất khẩu ngao sang thị trường châu Âu,
mở ra cơ hội lớn cho người nuôi ngao tỉnh Nam Định nói riêng, các địa phương lân cận nói chung. Ảnh: VNP



Cá ngừ là sản phẩm chủ đạo xuất khẩu sang Châu Âu của ngư dân tỉnh Quãng Ngãi. Ảnh: VNP


Nhãn hiệu tập thể “cua Năm Căn - Cà Mau” đang rộng mở đường xuất khẩu sang Châu Âu khi EVFTA có hiệu lực. Ảnh: VNP


Dây chuyền sơ chế tôm xuất khẩu Châu Âu của tập đoàn thủy sản Minh Phú. Ảnh: VNP

Cụ thể, một số sản phẩm chế biến đang có mức thuế cơ bản khá cao (20%) sẽ được giảm ngay về 0% (như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến…). Hầu hết các sản phẩm mực, bạch tuộc đông lạnh đang có mức thuế cơ bản 6-8% sẽ được giảm ngay về 0%. Cá ngừ đông lạnh cũng được giảm về ngay 0%, trừ thăn cá ngừ đông lạnh (loin) cần lộ trình 7 năm và sản phẩm cá ngừ hộp có hạn ngạch hưởng thuế 0% là 11.500 tấn.

Hai đối tượng thủy sản nuôi chủ lực là tôm và cá tra có lộ trình giảm thuế: tôm sú đông lạnh (HS 03061792) được giảm từ mức cơ bản 20% xuống 0% ngay, các sản phẩm tôm khác theo lộ trình 3-5 năm, riêng tôm chế biến lộ trình giảm thuế 7 năm. Còn cá tra có lộ trình giảm thuế 3 năm, riêng cá hun khói lộ trình 7 năm.


Nhờ việc gia nhập WTO, cùng với việc tham gia 16 hiệp định FTA với các nước, trong đó 11 FTA đã được ký kết và có hiệu lực, chiếm 55% xuất khẩu thủy sản. Cũng từ đó uy tín và thương hiệu thủy sản Việt Nam được nâng cao hơn và sản phẩm được xuất khẩu đi 160 thị trường trên thế giới.
Ngoài ra, tham gia các FTA thế hệ mới như EVFTA, thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường khẩu thủy, tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ (Ấn Độ, Thái Lan) chưa có FTA với các đối tác; thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm; được đảm bảo môi trường kinh doanh và thể chế ổn định, minh bạch hơn (nhờ cải thiện quy định, chính sách phù hợp theo các điều khoản FTA).

Trong hơn 20 năm qua, khẩu thủy thủy sản Việt Nam tăng trưởng trung bình 13%/năm, từ hơn 600 triệu USD lên gần 9 tỷ USD. Thủy sản là một trong những ngành đi đầu về hội nhập quốc tế. Sản phẩm được khẩu thủy đi 160 thị trường trên thế giới với sự gia tăng mạnh mẽ các mặt hàng chủ lực như tôm (3,5-4 tỷ USD/năm); cá tra (1,8-2,2 tỷ USD/năm); cá ngừ, mực bạch tuộc (1-1,2 tỷ USD/năm) và các loại cá biển khác (1,2-1,5 tỷ USD/năm)…

Tuy nhiên, theo VASEP, bên cạnh những cơ hội, cũng sẽ có những thách thức mới cho ngành thủy sản Việt Nam khi tham gia EVFTA như: Các doanh nhiệp thủy sản cần nắm và áp dụng linh hoạt, trung thực quy tắc xuất xứ của các FTA (hàng hóa phải đáp ứng quy tắc xuất xứ được quy định riêng cho mỗi FTA) và tận dụng tối đa ưu đãi về thuế quan..../.

 
Bài và ảnh: VNP

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Với mong muốn giải quyết tình trạng thiếu cơ hội sinh kế và thu nhập thấp của thanh niên dân tộc thiểu số, Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản đã triển khai dự án “Tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho Thanh niên dân tộc thiểu số tại Hà Giang và Lai Châu” giúp các thanh niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động có thêm kiến thức về phát triển kinh tế và mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất.

Top