Kinh tế

Cầu nối công nghiệp hỗ trợ Việt - Nhật

Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) đã giúp Việt Nam đẩy mạnh hợp tác công nghiệp hỗ trợ thông qua triển lãm về lĩnh vực này được tổ chức thường niên.
Trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam -Nhật Bản (VJEPA) được ký kết 25/12/2008, chính phủ hai nước nhất trí tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp này. Căn cứ vào hiệp định trên, liên tục trong nhiều năm Jetro đã là cầu nối hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản xúc tiến đầu tư và hoạt động tại Việt Nam và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam.

Trong 9 năm, Jetro đã tổ chức 14 triển lãm “Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản” tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh với mục đích tăng cường cung ứng linh kiện từ các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Nhật Bản, kết nối bên mua và bên bán để tạo ra những hợp tác thương mại có hiệu quả giữa doanh nghiệp hai nước.

Tháng 9/2017 triển lãm được tổ chức tại Hà Nội, Jetro đã bố trí khu vực kết nối kinh doanh để các doanh nghiệp có thể tiến hành trao đổi, đàm phán thương mại ngay tại triển lãm.



Các đại biểu đại diện của Bộ Công thương và các doanh nghiệp Việt Nam –Nhật Bản
tham gia Triển lãm  "Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam- Nhật Bản lần thứ 7".


Ông Hironobu Kitagawa, Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) cho biết:
"Trong triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam- Nhật Bản lần thứ 7
có 40 doanh nghiệp Nhật Bản tham gia tìm kiếm các cơ hội mua hàng tại Việt Nam".


Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm "
Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam- Nhật Bản lần thứ 7".


Các doanh nhân tham quan các gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trưng bày
tại Triển lãm  "Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam- Nhật Bản lần thứ 7".


Ông Hironobu Kitagawa, Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) cho biết. ông mong muốn Hà Nội
và các vùng lân cận sẽ trở thành một trong những cơ sở sản xuất quan trọng nhất của khu vự ASEAN trong tương lai.
 
Triển lãm công nghiệp hỗ trợ lần thứ 7 do Jetro tổ chức tại Hà Nội với 41 doanh nghiệp Việt Nam, 40 doanh nghiệp Nhật Bản trưng bày phụ tùng, vật tư. Triển lãm ghi nhận hơn 7000 vụ đàm phán thương mại, số hợp đồng ký kết khoảng 400, thu hút khoảng 10,000 người tham gia.

Qua khảo sát của Jetro tỉ lệ nội địa hóa của Việt Nam đạt 34,2% tăng nhẹ hơn so với các năm trước, tỉ lệ này cao hơn của Philipines (31.6%) nhưng thấp hơn nhiều với Trung Quốc (67,8%), Thái Lan (57,1%0. Indonesia (40,5%). Trong đó nguồn cung ứng của doanh nghiệp Nhật Bản (tính trong khối chế tạo) tại Việt Nam là 45,8%.
Ông Hironobu Kitagawa, Trưởng đại diện của Jetro cho biết, việc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được phê duyệt thì chỉ trong năm 2016 các công ty Nhật Bản đã đầu tư 574 dự án. Đây là con số cao nhất so với những năm trước.
 
Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Jun Yanagi khẳng định, thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam nên có sự hỗ trợ toàn diện, từ tài chính, nâng cấp công nghệ đến tiếp thị, sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm tạo sân chơi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 


Đại diện một doanh nghiệp giới thiệu với khách tham quan thế mạnh của công ty trong lĩnh vực sản xuất máy móc.


Công ty New Wainder (Nhật Bản) trưng bày các sản phẩm Robot.


Công ty Công nghệ Nhất Minh là đối tác của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.


Các doanh nghiệp nước ngoài giao lưu tìm hiểu thị trường và tìm bạn hàng tại Việt Nam.


Trưng bày các sản phẩm phụ tùng, linh kiện máy móc tại triển lãm "Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam- Nhật Bản".


Một số doanh nghiệp khác đến từ Hồng Kông, Trung Quốc cũng rất quan tâm
đến ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, họ đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Ông Lê Thanh Thủy, Giám đốc công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường cho biết: "Công ty nhận được sự hỗ trợ kết nối kinh doanh của Jetro qua nhiều triển lãm về công nghiệp hỗ trợ, đã tìm kiếm được nhiều khách hàng lớn của Nhật như Panasonics, Sumotomo, Kab, Anam, Toyota … mỗi doanh nghiệp ký kết hợp đồng trị giá từ 150.000 USD đến 350.000 USD/1 năm./.
 
Bài: Trần Vân - Ảnh: Thanh Giang

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Với mong muốn giải quyết tình trạng thiếu cơ hội sinh kế và thu nhập thấp của thanh niên dân tộc thiểu số, Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản đã triển khai dự án “Tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho Thanh niên dân tộc thiểu số tại Hà Giang và Lai Châu” giúp các thanh niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động có thêm kiến thức về phát triển kinh tế và mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất.

Top