Khám phá

Vương cung thánh đường Sở Kiện

Nhà thờ Sở Kiện (hay Kẻ Sở) nằm ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 65 km về phía Nam. Đây từng là Nhà Thờ Chính Tòa của Tổng giáo phận Hà Nội và là một trong bốn nhà thờ được phong Vương cung thánh đường tại Việt Nam.
Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 1877, khánh thành năm 1883, dưới sự chỉ đạo của Giám mục Puginier Phước (1835-1892). Do xây dựng trên một cái đầm lớn, nên toàn bộ nền nhà thờ được lót gỗ lim để chống lún. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, gồm nhà thờ chính, tòa Giám mục và chủng viện. Nhà thờ dài 67,2m, rộng 31,2m và cao 23,2m, bên trong có 4 hàng cột, chia làm 5 gian dọc, có sức chứa 4-5 ngàn người.

Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc vòm cao vút cổ điển phương Tây từ trần đến cửa. Trên tường có các ô cửa kính màu vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh. Khu vực cung thánh và bàn thờ được làm bằng gỗ chạm trổ tinh xảo, sơn son, thiếp vàng lộng lẫy theo phong cách truyền thống Việt Nam.



Khuôn viên nhà thờ Sở Kiện có diện tích khoảng 9ha.


Mặt trước nhà thờ với những nét kiến trúc Gothic.



Mặt hông của nhà thờ.


Một trong những nét kiến trúc đậm phong cách Gothic tại nhà thờ.



Những nét kiến trúc rất thanh nhã của nhà thờ


Bên trong nhà thờ Sở Kiện.


Ban thờ lộng lẫy được sơn son thiếp vàng.


Tranh kính được trang trí trên một 1 trong 3 cửa tại mặt chính của nhà thờ.


Mái vòm độc đáo.


Vách ngăn không gian cầu thang lên tháp chuông được đục gỗ rất tinh xảo.


Nhà thờ Sở Kiện là công trình lớn, hoành tráng.


Người dân giáo xứ Sở Kiện làm lễ tại nhà thờ.

Gác chuông là nơi đặt 4 quả chuông rất lớn mang âm sắc của những nốt nhạc, có trọng lượng 2461, 1281, 717 và 318kg. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ một cây đại phong cầm lớn, quý hiếm và có cấu tạo rất đặc biệt.

Với kiến trúc to lớn, cổ kính, mang ý nghĩa lịch sử và tâm linh quan trọng, nhà thờ Sở Kiện được nâng lên bậc Vương cung thánh đường vào năm 2010, với tước hiệu Đức mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Nhà thờ Sở Kiện không chỉ là nơi tĩnh tâm cho mọi thành phần dân Chúa, mà còn là điểm đến nổi tiếng của du khách  muốn được chiêm ngưỡng một trong những công trình mang phong cách kiến trúc Gothic đẹp nhất tại Việt Nam./.

 
Bài và ảnh: Việt Cường

Xôi ngũ sắc – Tinh hoa đất trời Mường Lò

Xôi ngũ sắc – Tinh hoa đất trời Mường Lò

Không chỉ là món ăn đại diện cho văn hóa ẩm thực của vùng đất Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái),  xôi ngũ sắc còn mang một ý nghĩa đặc biệt trong quan điểm, trong suy nghĩ của người Thái đó là “thuyết ngũ hành”. Món xôi ngũ sắc thường được làm trong các dịp lễ, Tết để thông qua đó thể hiện khát vọng được yêu thương của con người, đó là lòng hiếu thảo yêu mẹ, kính cha của con cháu và đặc biệt là khát vọng tình yêu son sắt, thủy chung của đôi lứa, qua đó mong cầu những điều may mắn, tốt lành đến với bản làng, quê hương.

Top