Tiêu điểm

Việt Nam - EU: Quan hệ đối tác bền chặt

Sau 20 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã có những bước phát triển vững chắc trên nhiều lĩnh vực. Ngày nay, Liên minh châu Âu là đối tác quan trọng của Việt Nam.
Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 12, Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và các Mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) và thăm chính thức các nước Cộng hòa Áo, Vương quốc Bỉ, Vương quốc Đan Mạch, thăm làm việc tại Liên minh châu Âu (EU) đã tạo ra những điểm nhấn, động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ song phương với các nước tại châu Âu, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương. Đồng thời, thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước EU lên tầm cao mới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu Đoàn cấp cao Việt Nam (phía sau) dự Phiên họp toàn thể thứ nhất Hội nghị Cấp cao ASEM 12. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Á-Âu lần thứ 16 (AEBF 16 tại Thủ đô Brussels (Bỉ). Ảnh: Thống Nhất –TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại Phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và các Mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) với chủ đề “Các giải pháp để phát triển bền vững”,tại Thủ đô Copenhagen (Đan Mạch). Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Bỉ Charles Michel chủ trì Lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Cung điện Palais d’Egmont ở thủ đô Brussels. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen chứng kiến Lễ ký Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực phát triển bền vững và an toàn thực phẩm giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với Bộ Thực phẩm và Môi trường Đan Mạch. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

 

Theo Bộ Công Thương, những năm gần đây, thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam và Áo phát triển tích cực. Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Áo gồm: điện thoại các loại và linh kiện, giầy dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt, may, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác...

Việt Nam nhập khẩu từ Áo các mặt hàng dược phẩm, máy móc, thiết bị, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, giấy, thức ăn gia súc và nguyên liệu. Riêng năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa hai chiều đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 42% so với năm 2016. Áo trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ sáu của Việt Nam ở châu Âu. Trong 7 tháng đầu năm vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam sang Áo đạt 2,58 tỷ USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu của Việt Nam từ Áo đạt 167 triệu USD, giảm 16%.

Đến tháng Tám vừa qua, Áo có 31 dự án còn hiệu lực đang đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là 143,9 triệu USD, đứng thứ 43 trong tổng số 129 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Cùng với Áo, Vương quốc Bỉ là một thị trường nhỏ nhưng quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Bỉ ở mức cao do hàng xuất khẩu của Việt Nam qua Bỉ để sang các nước Tây Âu khác. Đó là qua cảng Antwerp của Vương quốc Bỉ là một trong những hải cảng trung chuyển hàng hóa lớn ở châu Âu. Trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 2,7 tỷ USD năm 2017. Đầu tư của doanh nghiệp Bỉ tại Việt Nam đến tháng Tám vừa qua đạt khoảng 900 triệu USD.

Hiện Việt Nam mới có hai dự án đầu tư vào Bỉ là Trung tâm xúc tiến thương mại tại Brussels với số vốn đầu tư 152.000 USD và dự án Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại Thủy sản châu Âu với số vốn 90.000 USD.

Với Vương quốc Đan Mạch, Theo Bộ Công Thương, về thương mại song phương giữa hai nước không ngừng tăng trưởng, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2017 đạt 664,6 triệu USD. Việt Nam xuất khẩu sang Đan Mạch các sản phẩm dệt may, giầy dép, đồ gỗ, hàng kim khí, thủ công mỹ nghệ, thiết bị điện, cà phê…

Đan Mạch là một trong số các nước Bắc Âu sớm đầu tư vào Việt Nam. Hiện Đan Mạch có 132 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 686 triệu USD, xếp thứ 26/129 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Một số dự án tiêu biểu là dự án Công ty Cảng quốc tế Cái Mép với vốn đăng ký 268,6 triệu USD; dự án Nhà máy bia Đông Nam Á có vốn đầu tư 79,6 triệu USD; dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nisan Việt Nam về lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với có vốn đầu tư 50 triệu USD.

Đan Mạch là một trong những nước Tây Âu sớm cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam và thuộc nhóm các nước cung cấp nhiều vốn ODA không hoàn lại nhất cho Việt Nam. Từ 1972 đến nay, Đan Mạch đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng hơn 1 tỷ USD vốn ODA; trung bình đạt khoảng 64 triệu USD/năm.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), xuất khẩu hạt tiêu nửa đầu năm 2008 ước đạt 132 nghìn tấn, thu 453 triệu USD, tăng 5,1% về lượng so với năm 2017. Hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Châu Âu và Châu Mỹ. Ảnh: VNP


Năm 2018, đã có 2 lô vải thiều của HTX Hồng Giang được xuất khẩu sang Mỹ và EU bằng đường hàng không. Theo đó, cả 2 lô XK thí điểm đều được bảo quản một cách an toàn, đảm bảo độ tươi ngon khi đưa ra phân phối tại các hệ thống siêu thị. 
Ảnh: VNP


Xuất khẩu cà phê tháng 8 tháng đầu năm 2018 đạt 153,3 nghìn tấn, trị giá 282,16 triệu USD, tăng 59,5%
về lượng và tăng 25,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Thi trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là các nước châu Âu. 
Ảnh: VNP


Hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị phần chủ yếu là châu Âu. 
Ảnh: VNP


Tính tới hết tháng 3.2018, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU  tăng 25% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 34,5 triệu USD. 
Ảnh: VNP

Theo thông tin của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 5/2018, 2 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu là Hà Lan với kim ngạch đạt 126 triệu USD và Anh là 101 triệu USD. Ảnh: VNP


Việt Nam đang cố gắng nỗ lực để EU thu hồi "thẻ vàng" và tập trung phát triển thủy sản bền vững trong thời gian tới.
 
Ảnh: VNP

Quỳnh Lưu là vựa muối lớn nhất tỉnh Nghệ An, với diện tích sản xuất khoảng 60ha đạt sản lượng hơn 60.000 tấn mỗi năm. Nhờ chính sách thu hút đầu tư của địa phương, nhiều công ty, doanh nghiệp đã mạnh dạn đưa dây chuyền sản xuất muối sạch, muối i-ốt. Đến nay muối của Quỳnh Lưu đã xuất khẩu thành công sang thị trường Châu Âu và Châu Á. Ảnh: VNP
 

 Thị trường xuất khẩu lớn của ngành da giày Việt Nam Việt Nam là Mỹ chiếm 36%, tiếp đến là EU với khoảng 30,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. 
Ảnh: VNP


Dự kiến, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu dệt may có thể đạt 35 tỷ USD, cao hơn dự kiến đầu năm 1 tỷ USD. 
Ảnh: VNP

Tổng kim ngạch xuất hàng dệt may 6 tháng đầu năm 2018 đạt 16,5 tỷ USD. Cụ thể, mặt hàng may mặc đạt 12,86 tỷ USD, Mặt hàng vải đạt 787 triệu USD, thị trường chủ yếu và các nước EU Ảnh: VNP
 

Khách hàng đến từ Châu Âu tìm hiểu về các sản phẩm thuộc da của Việt Nam. 
Ảnh: VNP
Bộ Công Thương cho biết, EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai và là thị trường xuất khẩu thứ hai của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 50 tỷ USD năm 2017 và dự kiến sẽ đạt trên 55 tỷ USD vào năm 2018. EU cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ năm tại Việt Nam với tổng giá trị vốn đạt trên 44 tỷ USD.

Năm 2017, EU là đối tác thương mại lớn ba sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Hoa Kỳ của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương năm 2017 đạt khoảng 50,46 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2016. Trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mai hai chiều đạt khoảng 27 tỷ USD, tăng 12,35% so với năm 2017.

Các nước Đức, Anh, Hà Lan, Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Áo và Bỉ là 8 thị trường lớn nhất thuộc EU nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, với kim ngạch hàng năm đều đạt trên 1 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là hàng dệt may, giày dép, càphê, hải sản, máy vi tính, linh kiện điện thoại....

Hiện nay, hai bên đang tích cực thúc đẩy ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).

Tính đến hết tháng Tám vừa qua, đã có 24/28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với 2.141 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 24,17 tỷ USD, đứng thứ năm trong số các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.

Dự kiến, EU sẽ dành khoảng 350 triệu Euro hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển năng lượng bền vững như tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, điện khí hóa nông thôn./.
 
Bài: VNP tổng hợp - Ảnh: VNP, TTXVN

Quan hệ Việt Nam - Australia nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện

Quan hệ Việt Nam - Australia nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện

Sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Australia đã xây dựng mối quan hệ vững chắc và toàn diện trên cơ sở tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau. Nhân chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong tháng 3 vừa qua theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, hai bên đã công bố nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Top