Tiêu điểm

Việt Nam: Đối tác tin cậy vì hòa bình bền vững

Ngày 7/6/2019, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, với số phiếu ủng hộ cao kỷ lục - 192/193 phiếu. Kết quả này cho thấy sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới và tích cực hội nhập quốc tế, uy tín, vai trò, vị thế của Việt Nam ngày càng tăng trong khuôn khổ Liên hợp quốc và trên trường quốc tế.
Ngay sau khi  Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có thông điệp cảm ơn sự ghi nhận của quốc tế về vai trò và những đóng góp của Việt Nam vào công việc quốc tế và khu vực, đồng thời khẳng định: “Với quyết tâm mới, khí thế mới, với niềm tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh, ý chí của toàn Đảng, toàn dân, với nỗ lực và sự phối hợp hiệu quả, nhịp nhàng của các cấp, các bộ, ban, ngành và sự ủng hộ của nhân dân, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, Việt Nam sẽ đảm nhiệm thành công trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, xứng đáng là đối tác tin cậy vì hòa bình bền vững”.

Việc Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần thứ hai này, một lần nữa khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hợp tác và phát triển, là biểu hiện ở mức cao nhất chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, sự tham gia tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế. 


Tối 7/6/2019 (giờ Việt Nam), Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Việt Nam chính thức trở thành ủy viên không thường trực
Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. Theo kết quả bỏ phiếu, có tổng cộng 192 trên tổng số 193 quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên
Đại hội đồng LHQ ủng hộ Việt Nam vào vị trí thành viên không thường trực HĐBA. Ảnh: TTXVN 


Khoảnh khắc công bố kết quả bầu cử đối với đoàn Việt Nam. Ảnh: TTXVN 


Bà Maria Fernanda Espinosa Garces, Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ Khóa 73 (trên bục, bên trái), đọc kết quả bầu cử đối với đoàn Việt Nam. Ảnh: TTXVN 


Niềm vui của các thành viên của đoàn Việt Nam khi trúng cử với số phiếu gần như tuyệt đối. Ảnh: TTXVN 


Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung (phải) cùng đại diện bốn quốc gia trúng cử ủy viên không thường trực HĐBA LHQ
nhiệm kỳ 2020-2021, tại New York, Mỹ ngày 7/6/2019. Ảnh: THX/TTXVN


Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung nhận lời chúc mừng của đại diện ngoại giao các nước sau khi kết quả bỏ phiếu cho thấy Việt Nam
được bầu chọn là ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. Ảnh: THX/TTXVN


Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế. Ảnh: TTXVN 

Bày tỏ tin tưởng vào Việt Nam, ngài Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, đây là thời điểm cho Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm với quốc tế, đồng thời Việt Nam cũng cần luôn giữ cho mình một vị thế rộng mở, sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Liên hợp quốc luôn là đối tác thủy chung, tin cậy của Việt Nam trong hơn 40 năm qua. Với tư cách là đại diện của Liên hợp quốc tại Việt Nam, ngài Kamal Malhotra cam kết mạnh mẽ sẽ tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong vai trò, trách nhiệm mới tại Hội đồng Bảo an khi Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
"Thật vinh dự và tự hào khi Việt Nam chúng ta được cộng đồng quốc tế tín nhiệm với mức rất cao để trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khẳng định sự đúng đắn của đường lối đối ngoại do Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra và tinh thần Chỉ thị 25/CT-TW ngày 8-8-2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, theo đó Việt Nam “chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc”, góp phần duy trì, củng cố môi trường hòa bình, ổn định phục vụ phát triển đất nước, đồng thời thể hiện tốt vai trò thành viên có trách nhiệm, tham gia đóng góp vào xây dựng một trật tự thế giới hòa bình, công bằng, dân chủ và tiến bộ...".
 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. 


Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia vào công việc chung của cộng đồng quốc tế với một vị thế ngày càng cao. Qua nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam đã chứng tỏ là một quốc gia có trách nhiệm, có quan điểm tương đồng với các nước đối tác trước các vấn đề nhạy cảm, có năng lực vươn lên để đóng góp vào Hội đồng Bảo an, với sự tham gia đầy đủ tất cả các cuộc họp của Hội đồng.

Đến nay, Việt Nam đã có cơ chế hoạch định chính sách đảm bảo thời gian, ý kiến ở các cấp thẩm quyền khác nhau. Việt Nam cũng đã cử lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan. Rất nhiều nơi trên thế giới như Trung Đông, Nam Á, châu Phi đã triển khai các lực lượng gìn giữ hòa bình để ngăn ngừa xung đột, giúp giải quyết xung đột, đồng thời đảm bảo ổn định sau khi xung đột đã được giải quyết. Các hoạt động được thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam tham gia hoạt động này thể hiện trách nhiệm của mình là một quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, thể hiện thiện chí của một dân tộc mong muốn hòa bình, đóng góp vào hòa bình thế giới, đáp ứng mong mỏi của các quốc gia trên thế giới.

Đồng thời với việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020 - năm đầu tiên của thập kỷ thứ 2 trong thế kỷ XXI, việc Việt Nam trúng cử vào Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho thấy sự chủ động và tích cực đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam đối với hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế, uy tín và vị thế mới của Việt Nam ngày càng cao.


Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế quan trọng, trong đó có Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018),
tháng 9/2018 tại Hà Nội. Trong ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch sáng lập WEF Klaus Schwab
và các trưởng đoàn tham dự Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về ASEAN 2018, sáng 12/9/2018. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN



Việt Nam được bạn bè quốc tế tín nhiệm lựa chọn là nơi tổ chức nhiều hội nghị quan trọng có tầm cỡ khu vực và toàn cầu,
trong đó có Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 25, tháng 11/2017 tại Đà Nẵng. Ảnh: Nhan Sáng – TTXVN


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu chụp ảnh chung tại Lễ khai mạc Đại hội Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI) lần thứ 14 và Lễ kỷ niệm 40 năm Hiến chương ASOSAI, được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), ngày 19/9/2018. Ảnh: TTXV


Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên vào cuối tháng 2-2019 - sự kiện quan trọng của thế giới, thu hút sự tham gia của hơn 2.600 phóng viên quốc tế của 218 hãng thông tấn, báo chí, truyền thông quốc tế từ gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đến Hà Nội đưa tin, hình ảnh về sự kiện. Trong ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un  tại cuộc họp mở rộng với các quan chức hai nước trong ngày thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai ở Hà Nội ngày 28/2/2019.
Ảnh: AFP/TTXVN phát


Hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam đã chuyển mạnh từ “tham gia tích cực” lên “chủ động đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương”,
thể hiện qua việc Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc và góp mặt trong nhiều diễn đàn đa phương.
Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 12, sáng 19/10/2018, tại Brussels (Bỉ).
Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh chung với các trưởng đoàn G7 và G7 mở rộng, tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu
thế giới (G7) mở rộng, sáng 9/6/2018, tại thành phố Charlevoix, Canada. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tại Lễ khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc lần thứ 16 - Vesak 2019 được tổ chức tại Hà Nam, Việt Nam. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu thăm hỏi, động viên các bác sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 lên đường thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở Nam Sudan. Ảnh: Thanh Vũ – TTXVN
"Việc Việt Nam được bầu là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi Việt Nam đã cho thấy vai trò ngày càng tăng của mình trên mặt trận thương mại, ngoại giao quốc tế cũng như an ninh khu vực ở Đông Nam Á. Trong vai trò này, Việt Nam có thể có những đóng góp nổi bật trong các lĩnh vực như y tế công cộng, chống lại các bệnh truyền nhiễm, thúc đẩy an ninh hàng hải, chống cướp biển, cũng như ngăn chặn nạn đánh bắt cá và buôn người bất hợp pháp...". 
ông Hunter Marston nguyên trợ lý nghiên cứu cấp cao của viện Brookings, Mỹ.
Việc trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần này còn là cơ hội nâng cao hơn nữa vị thế và hình ảnh một đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, với những đóng góp tích cực, hiệu quả vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, phồn vinh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Sự kiện này cũng sẽ tạo thêm niềm tin, lòng tự hào, thúc đẩy mọi người dân Việt Nam ra sức đóng góp vào sự nghiệp đổi mới và phát triển toàn diện đất nước. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng hấp dẫn, an toàn trong khu vực và quốc tế.

Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, là một vinh dự lớn lao, khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời là một dấu mốc có ý nghĩa quan trọng trong quá trình Việt Nam triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, định hướng công tác đối ngoại đa phương là “Chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc” và Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh, nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030. Chỉ thị 25-CT/TW xác định mục tiêu cho công tác đối ngoại đa phương thời gian tới là “nỗ lực vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hoặc hòa giải tại các diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước”, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể của Việt Nam./.

Bài: VNP Tổng hợp - Ảnh: TTXVN, THX, AFP

Chuyên mục: Thương hiệu Việt

Trường Việt Anh: Phát triển toàn diện cho học sinh

Bài: Nguyễn Oanh, Ảnh: Đặng Kim Phương và tư liệu

Với mục tiêu tạo ra những thế hệ học sinh giỏi về ngoại ngữ, vững về kiến thức và kỹ năng sống, Trường Việt Anh (Hệ thống trường THCS và THPT) tại Tp. Hồ Chí Minh trong những năm qua là một trong những nơi uy tín được các bậc cha mẹ gửi gắm con em mình trên hành trình tạo đà phát triển cho tương lai.

 

Có mặt tại một lớp học vào buổi sáng của trường Việt Anh ở cơ sở 1 đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận mới thấy được được sự mới lạ trong cách học của học sinh. Đứng quan sát một lúc lâu trong giờ dạy tiếng Anh, chúng tôi thấy rất ít khi giáo viên nước ngoài giảng bài mà thay vào đó là sự học tập tương tác giữa học sinh với nhau. Giáo viên cho các bạn tự chọn đề tài, thoải mái trao đổi và thể hiện ý kiến về đề tài mình chọn. Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tự tin, sử chủ động của học sinh là điểm nổi bật chúng tôi nhận thấy trong lớp học này.

 

 

 

 

Đội ngũ giáo viên tiếng Anh hoàn toàn là người nước ngoài, trường Việt Anh cam kết học sinh đạt chứng chỉ Anh Văn quốc tế IELTS 6.0 – 8.0 và chứng chỉ Tin học quốc tế ICDL (được công nhận trên 152 quốc gia) sau khi hoàn thành chương trình lớp 12 tại trường. Bằng chứng là những năm qua, học sinh trường Việt Anh đậu vida du học tỉ lệ 100%. Học sinh tốt nghiệp tại trường Việt Anh đều được tuyển thẳng bậc Cửnhân vào Đại Học Gloucestershire, Anh Quốc. Trường còn liên kết với nhiều đại học danh tiếng trên thế giới đảm bảo đầu ra cho học sinh. Ngoài ra, học sinh trường Việt Anh đạt nhiều giải cao trong cuộc thi olympia tiếng Anh trên internet dành cho học sinh phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức...và ra trường làm trợ giảng cho các trung tâm anh ngữ nổi tiếng Tp. Hồ Chí Minh. 

Ông Nguyễn Mạnh Dương, Chủ tịch HĐQT trường Việt Anh chia sẻ: “Học sinh trường Việt Anh rất giỏi tiếng Anh nhưng phần lớn học sinh không coi tiếng Anh là một nghề nghiệp mà chỉ chọn tiếng Anh là công cụ để theo đuổi nghề nghiệp mong ước của mình”.

Ngoài chương trình học chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2016, trường Việt Anh áp dụng mô hình “lớp học đảo ngược” (flipped class) của Mỹ vào chương trình đào tạo của trường. Với phương pháp này,học sinh phải chủ động tự học trước ở nhà và tương tác với thầy cô trên lớp để nhớ bài học lâu hơn. Bên cạnh đó, sử dụng sách giáo khoa điện tử (classbook) nhằm tận dụng những tiện ích của công nghệ hiện đại như: trình chiếu video, hình ảnh, các trò chơi, tương tác giữa thầy cô và lớp học qua thiết bị… giúp việc học tập trở nên sinh động, lý thú nên học sinh dễ tiếp thu bài và khó quên kiến thức hơn. Chỉ cần máy tính bảng, laptop hay điện thoại di dộng của học sinh được kết nối với máy tính của giáo viên. Qua đó, giáo viên có thể quản lý được lớp học và đưa thêm những phương pháp, giảng dạy mới vào tiết học. Toàng bộ kiến thức môn học được lưu trữ trên Classbook, học sinh có thể tìm lại kiến thức khi cần tham khảo.

Em Nguyễn Phạm Minh Khoa, học sinh tại trường Việt Anh chia sẻ: ““Học ở trường Việt Anh rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự lập và tư duy độc lập nên chúng em tự tin vào bản thân mình”.

Hiện nay, trường Việt anh có hai cơ sở ở quận Phú Nhuận và quận Bình Tân với trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn của trường quốc tế như: Phòng học, phòng thí nghiệm, ký túc xá, khu vui chơi giải trí, hệ thống xe đưa rước… để có được điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh nơi đây.

Để học sinh có thể phát triển toàn diện, trường Việt Anh chú trọng đến việc phát triển các kỹ năng sống của học sinh. các câu lạc bộ như: Bóng đá, bơi lội, cầu lông, âm nhạc, múa… với nhiều hoạt động đa dạng giúp học sinh phát triển thể chất và năng khiếu. Đặc biệt, câu lạc bộ Hướng Nghiệp của trường là nơi khảo sát tiềm năng và sở thích của bản thân học sinh cũng như nhu cầu của xã hội. Từ đó, đưa ra những định hướng học tập và nghề nghiệp trong tương lai cho các em. Những hoạt động như: ngoại ngoài trời, đi thực tế, các cuộc thi… được tổ chức thường xuyên trong năm học và kỳ nghỉ hè giúp học sinh trường Việt Anh có nhiều trải nghiệm cuộc sống cho bản thân.

 

 

Tôn vinh giá trị của lễ hội Việt

Tôn vinh giá trị của lễ hội Việt

Trong không khí rộn ràng, háo hức của những ngày đầu xuân mới, các lễ hội truyền thống được tổ chức trên suốt chiều dài dải đất hình chữ S, từ khắp các nẻo đường, người người, nhà nhà lại nô nức đi trẩy hội để tưởng nhớ đến công ơn của những người đã có công với quê hương, đất nước và cầu mong cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đó chính là nét đẹp văn hóa ngàn năm của lễ hội Việt cần được tôn vinh.

Top