Tiêu điểm

Việt Nam chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương

Sự kiện Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và thăm Nhật Bản đã khẳng định Việt Nam muốn tăng cường mối quan hệ với Nhật Bản và chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương.
Quan hệ Việt Nam –Nhật Bản phát triển tốt đẹp

Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Năm 2009, Nhật Bản là nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam. Năm 2011, Nhật Bản là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Tháng 5/2016, Nhật Bản là nước G7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng.

Về thương mại, hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Tổng kim ngạch thương mại 5 tháng đầu năm 2019 đạt 15,28 tỷ USD (tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó xuất khẩu đạt 7,93 tỷ USD (tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018), nhập khẩu đạt 7,35 tỷ USD (tương đương so với cùng kỳ năm 2018).



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và tặng bức ảnh
chụp chung với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tại Hội An (Quảng Nam) trong dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC năm 2017. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo chứng kiến Lễ trao đổi các văn kiện hợp tác giữa hai nước. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



Hai thủ tướng chứng kiến Lễ trao Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam
với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi xã hội và Cơ quan Cảnh sát Nhật Bản về khung pháp lý cơ bản
để thực hiện đúng Chương trình ‘Lao động kỹ năng đặc định’. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN


Hai Thủ tướng chứng kiến Lễ trao đổi Bản ghi nhớ về việc tiếp tục các hoạt động nhằm hợp tác hướng tới mô hình KOSEN tại Việt Nam. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN


Hai Thủ tướng chứng kiến Lễ trao đổi Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Y tế Việt Nam và Văn phòng Chính sách y tế thuộc Ban Thư ký nội các Chính phủ Nhật Bản,
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN


Hai Thủ tướng chứng kiến Lễ trao đổi Công hàm giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
và Chính phủ Nhật Bản liên quan đến khoản viện trợ không hoàn lại cho Dự án học bổng phát triển nguồn nhân lực (JDS). Ảnh: Thống Nhất –TTXVN


Hai thủ tướng chứng kiến Lễ trao Hợp đồng vay vốn tài trợ các dự án năng lượng tái tạo giữa Vietcombank và JBIC. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



TThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản và chứng kiến Lễ ký kết một số văn kiện hợp tác và trao chứng nhận đầu tư
giữa các công ty Việt Nam và Nhật Bản. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tọa đàm bàn tròn với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Masayuki Hyodo, Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc Điều hành Toàn cầu – Tập đoàn Sumitomo. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thị trưởng Tp. Nasushiobara (tỉnh Tochigi) Watanabe Michitaro. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ công bố 2 đường bay mới của Hãng hàng không VietJet (VietJet Air) là Tp. Hồ Chí Minh – Tokyo và Đà Nẵng – Tokyo.
Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân dự Lễ hội hoa sen Nhật - Việt. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN

Lũy kế đến tháng 5/2019, Nhật Bản có 4.149 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 57,428 tỷ USD, đứng thứ 2 trong tổng số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hợp tác nông nghiệp có bước đột phá, tháng 9/2015, hai bên đã ký kết "Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác Nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản", ký lại Tầm nhìn chung sửa đổi vào tháng 5/2018. Hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thực chất với việc Nhật Bản liên tục cung cấp ODA những năm gần đây cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam.  

Góp phần giải quyết những vấn đề chung của nền kinh tế thế giới

Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần đầu tiên vào năm 2010 với tư cách Chủ tịch ASEAN. Trên cương vị chủ nhà Năm APEC 2017, Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và các hoạt động liên quan trong năm Đức làm Chủ tịch. Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2017, Việt Nam đã tích cực tham dự và đóng góp có trách nhiệm tại Hội nghị cũng trong quá trình tham gia các hoạt động của G20 trong năm, tạo được ấn tượng tốt đối với G20 và góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trong Năm APEC 2017.




 Thủ tướng Shinzo Abe đón và chụp ảnh chung cùng với các trưởng đoàn tham dự hội nghị. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên thứ nhất về Kinh tế toàn cầu, Thương mại và Đầu tư. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên thứ 3 về Phát triển bền vững. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên thứ nhất về Kinh tế toàn cầu, Thương mại và Đầu tư. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự sự kiện bên lề về tăng cường vai trò của Phụ nữ. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN



 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Ảnh: TTXVN




 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Junker. Ảnh: TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: TTXVN


 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Takehiko Nakao.
Ảnh: Thống Nhất –TTXVN



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân dự tiệc chiêu đãi chính thức của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phu nhân
chào mừng các Trưởng đoàn và Phu nhân dự Hội nghị Thượng đỉnh G20. Ảnh: Thống Nhất –TTXVN

Hội nghị Thưởng đỉnh G20 được tổ chức từ ngày 28-29/6/2019 tại thành phố Osaka (Nhật Bản) gồm có 4 phiên thảo luận. Phiên một về kinh tế toàn cầu, thương mại, đầu tư, Phiên hai về đổi mới sáng tạo và kinh tế số, Phiên ba về phát triển bền vững, việc làm, phụ nữ, y tế, Phiên bốn về môi trường, năng lượng và biển đổi khí hậu.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần này khẳng định chủ trương đường lối đối ngoại do Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra, chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương tạo cơ sở, góp phần tiếp tục đề cao vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đối ngoại đa phương, quảng bá hình ảnh Việt Nam phát triển năng động, đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế./.

 
Bài: VNP tổng hợp - Ảnh: TTXVN


Top