Văn hóa

Kiều bào chung tay xây dựng đất nước

Bước sang năm thứ 11, Xuân Quê hương vẫn luôn là một trong những món quà được các kiều bào chờ đợi nhất trước dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Món quà này đã ngày càng thiết thực và ý nghĩa hơn, khi tại đây, hành trình dấn thân đóng góp cho quê hương trong những câu chuyện của các kiều bào đã cho thấy tình yêu của họ với Tổ quốc ngày càng nồng thắm và quyết liệt hơn.
Vì “Ngôi nhà chung” thịnh vượng
 
Năm 2018 khép lại, Việt Nam đạt nhiều kết quả tích cực và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế đạt 7,08%, là mức tăng cao nhất trong 11 năm qua, vượt mục tiêu 6,7% của Chính phủ đề ra. Kinh tế vĩ mô ổn định. Lạm phát được kiểm soát thành công ở mức 3,54%, dưới mục tiêu Quốc hội đặt ra vào đầu năm là 4%.
 
Xuân Quê Hương 2019” diễn ra vào ngày 26/01/2019 (21 tháng Chạp năm Mậu Tuất) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, thủ đô Hà Nội.

Chương trình có các hoạt động: lễ dâng hương tại Điện Kính Thiên (Hoàng Thành Thăng Long); lễ thả cá chép theo nghi lễ truyền thống tại hồ Hoàn Kiếm; chương trình giao lưu nghệ thuật “Xuân Quê Hương 2019” tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia...
Năm 2018, số kiều hối gửi về nước đã lên tới gần 16 tỉ USD, tăng gấp hơn 100 lần so với năm 1993. Đã có gần 3.000 dự án được đầu tư từ nguồn kiều hối này.

Đạt được kết quả này, theo lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định tại Chương trình giao lưu nghệ thuật trong khuôn khổ Xuân quê hương 2019, tối 26/1 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội: “Đó là ý Đảng hợp với lòng dân, là sức mạnh đoàn kết, thống nhất cao, là sự nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, trong đó phải kể đến sự đóng góp quý báu và rất quan trọng của cộng đồng người Việt Nam ta đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài”.

Theo lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là "chất xúc tác" quan trọng đối với thành công của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
 
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân gặp bà con kiều bào tại đền Ngọc Sơn (Hà Nội)
 
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng bà con kiều bào làm lễ dâng hương
tại đền Ngọc Sơn (Hà Nội) 

 

 
Ông đồ viết chữ đầu xuân chúc phúc tặng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân.  


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân thực hiện nghi thức thả cá chép
theo phong tục truyền thống tại hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh trống khai xuân tết tại chương trình Xuân Quê Hương. 

Chương trình Xuân quê hương với sự góp mặt của các nghệ sĩ trong và ngoài nước.
 

Người đứng đầu Nhà nước Việt Nam cho biết, thông qua các hoạt động giao lưu văn hoá, tôn giáo, kiều bào đã và đang góp phần giữ gìn bản sắc và quảng bá những giá trị văn hoá dân tộc, xây dựng hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trước sự có mặt của 1.000 kiều bào tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Tôi rất xúc động khi được biết nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới dù tuổi cao vẫn miệt mài đóng góp cho công cuộc phát triển, hợp tác quốc tế về khoa học của đất nước, đào tạo nhiều cán bộ khoa học cho quê hương….”.

Theo đó, nhiều chuyên gia, trí thức đã trực tiếp về làm việc theo lời mời của Chính phủ hoặc có chương trình hợp tác cụ thể với các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, khu công nghệ cao, các cơ sở kinh tế,… của Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những ý kiến tư vấn, tham mưu của các nhà khoa học Việt kiều nhằm giúp đất nước nhanh chóng tiếp cận với trình độ tiên tiến về khoa học - công nghệ của thế giới, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra hiện nay.

Tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định: “Chính phủ luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của kiều bào, cũng như tháo gỡ các vướng mắc để bà con yên tâm hợp tác đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”. Đồng thời Thủ tướng nhắn nhủ kiều bào tiếp tục gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc trong từng gia đình, nhất là quan tâm giáo dục, dạy tiếng Việt cho con em mình.

Mang lợi thế riêng đóng góp cho sự nghiệp chung
 
Định cư tại Syndey (Úc), Herry Trần là CEO của Tập đoàn AusViet Sumo Group, chuyên về kinh doanh bất động sản, đầu tư và di trú. Hiện nay, Herry Trần đang giúp một doanh nghiệp nổi tiếng của Úc hoàn thiện thủ tục pháp lý để thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài chuyên về đào tạo nghề cho lao động tại Việt Nam.

Năm 2016, nhận thấy sự năng động của thị trường Việt Nam cùng những lời kêu gọi về đầu tư nước ngoài “rất cởi mở” của Chính phủ Việt Nam, Herry Trần mở rộng hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư. Năm 2018 vừa qua, Herry Trần đã hỗ trợ chính quyền hai tỉnh Lạng Sơn và Sơn La (Việt Nam) sang Úc để xúc tiến đầu tư, tìm kiếm cơ hội và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm của địa phương. 
 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt tay hỏi thăm các kiều bào tại Trụ sở Chính phủ. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đoàn Việt kiều về dự chương trình Xuân quê hương 2019 tại Trụ sở Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho các kiều bào. 

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp thân mật đoàn đại biểu Kiều bào tiêu biểu về dự chương trình Xuân Quê hương.
 

Herry Trần chia sẻ: Việt kiều họ có rất nhiều thế mạnh, đó là những tri thức, trí tuệ, kinh nghiệm và các network của họ tại nước sở tại và phần lớn đều có khát khao đóng góp cho quê hương.
 
Daniel Nguyễn (có tên tiếng Việt là Nguyễn Hoài Tiến, sinh ra tại Canifonia, Hoa Kỳ), là một người không còn xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, với rất nhiều dự án giúp đồng bào dân tộc tạo kế sinh nhai bền vững từ việc xây dựng chuỗi cung ứng các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hoá.  
 
Daniel Nguyễn, trước đó, không hề biết tiếng Việt. Năm 2008, trong một chuyến về thăm quê hương cùng gia đình. Hình ảnh những giọt nước mắt xúc động của cha Daniel khi nhìn thấy quê hương, đã tác động mạnh mẽ vào cảm xúc của anh.
 
Quyết định về hẳn Việt Nam sinh sống và làm việc của Daniel Nguyễn đã nhận rất nhiều lời can ngăn từ bạn bè. Tuy nhiên, anh vẫn quyết định trở về vì thấy nhận thấy “mình có một sự ràng buộc trách nhiệm với quê hương”.
 
Sau 4 năm sống tại Việt Nam, Daniel Nguyễn đã nói thành thạo tiếng Việt và thích nghi được với hầu hết thói quen sinh hoạt tại Việt Nam.
 
Hành trình đóng góp cho quê hương của chàng Việt kiều trẻ 8X này ngày càng quyết liệt hơn. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, Daniel Nguyễn không ngại đưa ra những kiến nghị về các chính sách của nhà nước với người dân tộc thiểu số cũng như vấn đề quốc tịch cho các kiều bào.
 
Hiện nay, có khoảng 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ.
 
Những năm gần đây, trung bình mỗi năm có hàng trăm trí thức kiều bào về nước, tham gia vào các hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo, đóng góp nhiều ý kiến sâu rộng, thiết thực trong các vấn đề phát triển của đất nước, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển công nghệ trong nước.
 
Sáng ngày 26/1/2019 đoàn kiều bào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ. Trong ảnh: Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBND Thành phố Hà Nội cùng các kiều bào đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Các kiều bào dâng hương làm lễ dựng cây nêu trong khu di sản Hoàng Thành Thăng Long.
Lễ dựng cây nêu tại sân Đoan Môn. nghi lễ được tổ chức trang trọng, thể hiện nét văn hóa ngày xuân mang giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
 
Chương trình Xuân Quê hương 2019 khép lại với lời khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đó là: "Đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, bà con kiều bào dù ở bất cứ nơi đâu, luôn luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc"./.
 

Bài: Thảo Vy - Ảnh: Trần Thanh Giang
 

Thời khắc lịch sử - Huế chính thức thành thành phố trực thuộc Trung ương

Thời khắc lịch sử - Huế chính thức thành thành phố trực thuộc Trung ương

Sáng nay, ngày 30/11/2024 đã trở thành thời khắc mang dấu ấn lịch sử đối với hơn 1,2 triệu người dân Thừa Thiên Huế khi Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với số phiếu tán thành rất cao, 458/461 phiếu, chiếm 95,62% tổng số đại biểu tham gia phiên họp.

Top