Phiên họp toàn thể Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sáng 7/6/2019 tại New York (Mỹ), Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Maria Fernanda Espinosa công bố Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu là 192/193, số phiếu cao kỷ lục, cao nhất trong hơn 70 năm kể từ ngày LHQ ra đời.
“Để hoàn thành trọng trách mà cộng đồng quốc tế giao phó" cần xác định đây là "một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của Ðảng và Nhà nước"
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
|
Năm 2020 tình hình chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược, căng thẳng, xung đột leo thang tại nhiều khu vực. Thách thức an ninh phi truyền thống như dịch bệnh Covid-19, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, khủng bố, tội phạm có tổ chức… ngày càng lan tỏa, khó kiểm soát hơn trong một "thế giới phẳng".
![]() Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. Ảnh: TTXVN phát ![]() Ngày 30/1/2020, tại New York, Hội đồng Bảo an đã tổ chức phiên thảo luận về quan hệ hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và ASEAN trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế dưới sự chủ trì của Việt Nam, Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020. Phiên họp có sự tham dự của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres và Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi. Trong ảnh: Đại sứ các nước ASEAN tại LHQ chụp ảnh lưu niệm với Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi. Ảnh: TTXVN ![]() Toàn cảnh phiên thảo luận về quan hệ hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và ASEAN trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế dưới sự chủ trì của Việt Nam, Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020. Ảnh: TTXVN ![]() Ngày 21/1/2020, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) trong tháng 1/2020, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, chủ trì phiên thảo luận mở của HĐBA về tình hình Palestine - Israel. Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN ![]() Ngày 9/1/2020, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng của HĐBA LHQ với chủ đề “Kỷ niệm 75 năm Liên hợp quốc: Tuân thủ Hiến chương để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”. Hơn 100 nước tham gia phát biểu. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN ![]() Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Việt Nam đã có quan hệ với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Lực lượng quân y Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan. Ảnh: TTXVN ![]() Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao về đô thị thông minh ASEAN 2020 do Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Xây dựng đồng chủ trì tổ chức theo hình thực trực tiếp và trực tuyến, chiều 22/10/2020, tại Hà Nội. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN ![]() Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 theo hình thức trực tuyến, sáng 26/6/2020, tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN ![]() Chiều 3/3/2020, tại Hà Nội, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai tiếp Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN, do Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Chủ tịch danh dự Nhóm làm trưởng đoàn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN ![]() Chiều 3/4/2020, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng trao tặng trang thiết bị y tế của Chính phủ và nhân dân Việt Nam cho Chính phủ và nhân dân Lào phòng chống COVID-19. Ảnh: Dương Giang/TTXVN ![]() Sáng 29/4/2020, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh, đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao quà tặng là trang thiết bị y tế của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam gồm 60.000 khẩu trang y tế và 300 bộ quần áo bảo hộ y tế gửi tới Hội Chữ thập đỏ Campuchia nhằm góp phần giúp đỡ Hội và nhân dân Campuchia phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Nguyễn Vũ Hùng/TTXVN ![]() Chiều 6/1/2020, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương website ASEAN 2020. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN ![]() Ngày 23/11/2020 (giờ địa phương), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 75 đã thảo luận và thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết về hợp tác ASEAN-Liên hợp quốc, với 110 nước đồng bảo trợ, đạt kỷ lục về số nước đồng bảo trợ kể từ khi nghị quyết này được đưa ra lần đầu tiên tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2002. Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam là nước thay mặt ASEAN chủ trì soạn thảo nội dung và thương lượng nghị quyết. Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN ![]() Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao chiếc búa gỗ cho Đại sứ Brunei tại Việt Nam, nước giữ vai trò Chủ tịch ASEAN 2021. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN ![]() Chiều 15/11/2020, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 dự Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan và chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN cho Brunei theo hình thức trực tuyến. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 và các đại biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN ![]() Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN ![]() Sáng 15 /11/2020, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 và Tổng Thư ký Liên hợp Quốc António Guterres đồng chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN - Liên hợp quốc lần thứ 11 theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN |
Với LHQ, trên tinh thần "Đối tác vì hòa bình bền vững", Việt Nam luôn đề cao tuân thủ Hiến chương LHQ, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Ủng hộ tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp, xung đột khu vực và quốc tế thông qua đàm phán, tính đến lợi ích chính đáng của các bên liên quan. Luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm tái thiết và phát triển đất nước, hội nhập quốc tế và khu vực.
Ngay trong tháng 1, Việt Nam đã đảm nhận nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ trong một tháng. Dưới sáng kiến của Việt Nam, Hội đồng Bảo an đã có những hoạt động đi vào lịch sử, đó là tổ chức phiên họp về hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và ASEAN. Lần đầu tiên Hội đồng Bảo an có số lượng bài phát biểu lớn nhất từ trước tới nay, 111 bài. Đây cũng là lần đầu tiên Hội đồng Bảo an đưa ra một tuyên bố riêng về Hiến chương LHQ.
Các nước coi trọng và lắng nghe ý kiến của Việt Nam trong tham gia xử lý các vấn đề phức tạp ở khu vực châu Á như Iran, Hong Kong, Rakhine (Myanmar)… Dư luận báo chí và giới học giả quốc tế có nhiều bình luận tích cực về đóng góp của Việt Nam tại HĐBA, đặc biệt đã có nhận định cho rằng Việt Nam là tâm điểm chú ý của toàn cầu với vị trí, uy tín và "trọng trách kép" trong năm 2020.
"Với sự đồng lòng nhất trí và cam kết mạnh mẽ, chúng ta sẽ hiện thực hóa thành công mục tiêu vì Cộng đồng ASEAN, vì nhân dân ASEAN!".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
|
Với ASEAN, nhìn lại một năm qua, với chủ đề "Gắn kết và chủ động thích ứng", Việt Nam đã tổ chức thành công dưới hình thức trực tuyến và bán trực tuyến tất cả các cuộc họp cấp cao 36 và 37, cùng hơn 30 cuộc họp trực tuyến cấp Bộ trưởng và tương đương và hàng chục cuộc họp tham vấn. Đặc biệt, hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 với 20 cuộc họp liên quan và hơn 80 văn kiện đã được thông qua. Đây là số văn kiện được thông qua cao nhất trong các kỳ họp ASEAN.
Nhờ đó, những sáng kiến như: Quỹ ASEAN ứng phó dịch, Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực hay Trung tâm ASEAN ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi đều được các nước hưởng ứng và đóng góp nhiệt tình.
Nhờ nỗ lực của Việt Nam, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã được ký kết và được xem là thành công lớn nhất của khối này trong năm nay, giúp tái khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc kinh tế của Đông Á./.
Bài: VNP (tổng hợp) - Ảnh: TTXVN