Nhà thư pháp Trần Tiên Minh, Chi hội trưởng Chi hội Thư pháp cho biết, ngoài cuộc Triển lãm đặc biệt lần này, trong quá trình hoạt động 15 năm kể từ ngày thành lập, Chi hội thường tổ chức các cuộc triển lãm nhân dịp các ngày lễ lớn. Chi hội cũng luôn tạo điều kiện để các hội viên có dịp giao lưu, trau dồi kiến thức về thư pháp tại các tỉnh, thành trên khắp cả nước, đồng thời tiếp đón nhiều đoàn thư pháp quốc tế như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân (Trung Quốc), Singapore, Nhật Bản.
Triển lãm Thư pháp chào mừng 15 năm thành lập Chi hội Thư pháp.
Các nhà thư pháp của Chi hội Thư pháp biểu diễn viết thư pháp tại Triển lãm.
Nhà thư pháp Trần Tiên Minh biểu diễn nghệ thuật viết thư pháp.
Mực tàu, bút lôngdùng dể viết thư pháp.
Hai nhà thư pháp Trần Tiên Minh và Trương Lộ giải nghĩa bức thư pháp “Thiện”.
Ngọn bút điêu luyện của thư pháp gia.
Triển lãm Thư pháp chào mừng 15 năm thành lập Chi hội Thư pháp
là dịp để công chúng yêu thích nghệ thuật thư pháp đến thưởng lãm. |
Điểm nhấn của Triển lãm là hiện vật một bản dập tấm bia đá khắc chữ của cố nhà thư pháp Trần Xuyên, nguyên Chi hội trưởng Chi hội Thư pháp khóa 2 và 3. Bức thư pháp này viết bài “Du tiên” của Giả Đảo khắc vào bia lưu niệm tại Cát Lâm (Trung Quốc). Nhà thư pháp Lâm Hán Thành trong một lần ghé lại đã dập (thác) bản thư pháp trên bia này đem về Việt Nam.
Cùng với hai nhà thư pháp Lâm Hán Thành và Huỳnh Tuần Bá, nhà thư pháp Trần Xuyên là một trong ba người Việt Nam được chọn khắc bia thư pháp tại công viên Mặc Bảo Viên (huyện Thông Du, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc) trong Triển lãm thư pháp viết về chủ đề “Quê hương của hạc” do Cát Lâm tổ chức năm 2011.
Đặc biệt, trong khuôn khổ diễn ra Triển lãm, các danh gia thư pháp trong Chi hội Thư pháp đã giao lưu và trực tiếp biểu diễn nghệ thuật thư pháp cho công chúng thưởng lãm. Các bức thư pháp được viết ra đều có ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Giới thiệu về tác phẩm của mình, nhà thư pháp Trần Tiên Minh cắt nghĩa: “Đây là chữ “Thiện”, ý nghĩa của bức thư pháp là việc thiện cần được làm thường xuyên, được duy trì trong mọi hành động của con người".
Theo nhà thư pháp Trần Tiên Minh, phần lớn hội viên Chi hội Thư pháp đều là những cao niên từ 70 - 80 tuổi nên Ban chấp hành Chi hội đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng, mở lớp đào tạo để truyền thụ lại kiến thức, kỹ năng về nghệ thuật thư pháp cho thế hệ trẻ. Đến nay, Chi hội đã mở được 4 khóa đào tạo cho 200 học viên là những người trẻ, yêu thích nghệ thuật thư pháp. Chi hội cũng xuất bản được 8 quyển thư pháp và trong đó, quyển thư pháp về tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh vinh dự được lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh khen thưởng./.
Một số tác phẩm trưng bày tại Triển lãm:
Bản dập tấm bia đá khắc bức chữ của nhà thư pháp quá cố Trần Xuyên viết bài “Du tiên”.
|