Nghệ thuật

Tranh nàng Kiều

Lần đầu tiên, cuộc đời nàng Kiều nổi danh trong áng văn chương tuyệt tác “Truyện Kiều” của nhà văn Nguyễn Du đã được nữ họa sĩ Ngọc Mai “chuyển thể” một cách sinh động và đầy mới lạ bằng ngôn ngữ của hội họa.
Nữ họa sĩ Ngọc Mai đã miệt mài nghiên cứu và sáng tạo 12 năm trời để vẽ nên 28 bức tranh lụa tuyệt đẹp kể về cuộc đời đầy gian truân của Thúy Kiều. Mỗi bức tranh là một giai đoạn, hoặc một biến cố lớn trong cuộc đời nàng Kiều. Chính vì vậy, xem 28 tác phẩm này, người ta sẽ được thấy lại những câu chuyện đáng nhớ về cuộc đời nàng Kiều như: cuộc gặp gỡ đầy duyên nợ giữa chị em Thúy Kiều – Thúy Vân và Kim Trọng, mối tình ngang trái giữa nàng Kiều với Thúc Sinh, những đớn đau tủi nhục khi bị Hoạn Thư đánh ghen, những ngày hạnh phúc ngắn ngủi bên Từ Hải… và cuối cùng là cảnh đoàn viên sau 15 năm lưu lạc, truân chuyên đầy trắc trở.
 
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Triển lãm “Tranh lụa Kiều”.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Họa sĩ Ngọc Mai.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Du khách nước ngoài tham quan triển lãm.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Sách ảnh “Tranh lụa Kiều”

Bằng chất liệu tranh lụa truyền thống với lối bút pháp tả thực mềm mại và huyền ảo, họa sĩ Ngọc Mai đã khắc họa được hình ảnh các nhân vật và phong cảnh trong tranh rất gần gũi với tâm thức văn hóa của người Việt Nam. Ở đó, người ta thấy một nàng Kiều duyên dáng đậm chất Việt qua từng nét vẽ với áo tứ thân, khăn mỏ quạ; một Hoạn Thư có ánh mắt ghen sắc sảo; một Từ Hải ngang tàn; một Kim Trọng thanh tao, nho nhã…
20 tác phẩm đặc biệt này vừa ra mắt công chúng Tp. Hồ Chí Minh tại cuộc triển lãm mang tên “Tranh lụa Kiều” ở Nhà Triển lãm Tp. Hồ Chí Minh (92 Lê Thánh Tôn, Quận 1, Tp.HCM). Triển lãm diễn ra từ ngày 17/9 đến hết ngày 25/9/2011. Nhân dịp này, 28 tác phẩm tranh lụa cũng đã được in thành sách với phần tóm tắt nội dung Truyện Kiều bằng văn xuôi, và được dịch bằng 2 thứ tiếng Anh và Pháp. Sách do Nhà xuất bản Văn học ấn hành.
 
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Chị em Thúy Kiều gặp Kim Trọng lúc đi chơi xuân.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Nỗi oan chịu cảnh tù đày của mẹ cha nàng Kiều.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Thúy Kiều ngậm ngùi trao gửi tình duyên của mình cho em gái Thúy Vân.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Thúy Kiều ngồi buồn trông cảnh biển chiều hôm.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Thúy Kiều chịu cảnh đòn roi của Tú Bà và lũ lâu la.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Vẻ đẹp “trong ngọc, trắng ngà” của Thúy Kiều.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Từ Hải thay Kiều xử tội Hoạn Thư.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Từ Hải chết đứng oan ức giữa trận tiền.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Thúy Kiều gieo mình xuống sông tự vẫn.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Cảnh Thúy Kiều đoàn viên sau 15 năm lưu lạc.

 
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 1820) là áng văn chương tuyệt tác của nền văn học Việt Nam. Truyện được viết dưới dạng thơ lục bát, một thể thơ truyền thống của người Việt, kể về thân phận tài hoa bạc mệnh của một người con gái sống trong chế độ phong kiến đầy bất công và thối nát, đó là nàng Vương Thúy Kiều. Tác phẩm này đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng như: Trung, Anh, Pháp, Nga, Ba Lan, Đức, Nhật, Hàn…
 
Bài: Nguyễn Oanh - Ảnh:Lê Minh

Bài: Nguyễn Oanh, Ảnh:Lê Minh

Sen trong tranh nhà giáo Thúy Hường

Sen trong tranh nhà giáo Thúy Hường

Với tình yêu dành cho hoa sen từ nhỏ cho đến khi là cô sinh viên khoa sư phạm mỹ thuật của trường đại học Sư phạm Hà Nội và giờ đang công tác trong lĩnh vực giáo dục, nhà giáo Thúy Hường đều đưa hình bóng của hoa sen vào trong mỗi sáng tác hội họa của mình.

Top