Nghệ thuật

Rối nước Thanh Hải

(BAVN Online) Hàng năm, khi làng trên, xóm dưới nô nức vào hội là phường rối nước Thanh Hải (Hải Dương) lại hối hả chuẩn bị cho các buổi diễn. Phường rối thường diễn vào các buổi tối, trên một thủy đình giữa ao làng, thu hútn hàng ngàn người trong xã và các vùng lân cận đến xem.

(BAVN Online) Hàng năm, khi làng trên, xóm dưới nô nức vào hội là phường rối nước Thanh Hải (Hải Dương) lại hối hả chuẩn bị cho các buổi diễn. Phường rối thường diễn vào các buổi tối, trên một thủy đình giữa ao làng, thu hút hàng ngàn người trong xã và các vùng lân cận đến xem.

Rối nước Thanh Hải (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) có truyền thống từ hàng trăm năm nay. Rối nước Thanh Hải đã có mặt ở hầu hết các hội diễn, các Festival văn hóa lớn trên cả nước như: Festival tuần Văn hóa Huế, Liên hoan nghệ thuật rối nước toàn quốc, Lễ hội đền Hùng… Chuyện rối nước Thanh Hải, một phường rối không chuyên với nhiều trò hay, tích lạ “đem chuông đi đánh xứ người”, giành nhiều giải cao trong các hội diễn toàn quốc đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tổ chức văn hóa, cùng những người yêu thích nghệ thuật rối nước Việt Nam.


Các nghệ nhân phường rối nước Thanh Hải luyện tập.


Nghệ nhân Nguyễn Văn Huân đang trang trí cho một con rối.


Việc chế tác, sửa chữa các con rối luôn có sự góp mặt, chỉ bảo
của những nghệ nhân cao tuổi trong phường rối.


Một đêm diễn trên ao làng của phường rối nước Thanh Hải.


Các nghệ nhân phường rối nước Thanh Hải đằng sau bức rèm say mê điều khiển các con rối.


Tích trò “Sự tích hồ Gươm”.


Tích trò “Đơm cá”.


Tích trò “Rước nhà pháo”.

Nội dung của các vở rối chủ yếu phản ánh các sinh hoạt, cuộc sống bình dị của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Bác Nguyễn Văn Huân, từng làm trưởng phường rối tự hào cho biết: “Rối nước Thanh Hải có được thành công như ngày hôm nay trước tiên là nhờ những tấm lòng tâm huyết với nghề rối nước truyền thống quê hương, sau là nhờ sức trẻ của phường rối vì sự yêu nghề, dám nghĩ, dám làm của họ đã vực dậy sức sống của bộ môn nghệ thuật truyền thống này”.

Một trong những người trẻ tuổi ấy là anh Phạm Khắc Xoa, lênh đênh với con rối từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành, anh vừa được các cụ trong phường tín nhiệm bầu làm trưởng phường khi 36 tuổi. Anh Xoa tâm sự: “Kinh nghiệm của các cụ mới thực là tài sản vô giá cho phường rối chúng tôi, giữ được, học được các kinh nghiệm ấy là giữ được phường rối”. Khi lên làm trưởng phường, anh Xoa nghĩ: “Phường rối có lịch sử hàng trăm năm, nay chính là lúc cần phải giới thiệu với các làng rối khác trong cả nước để vừa giao lưu học hỏi, vừa làm rạng danh thêm cho nghệ thuật truyền thống cha ông, cho làng xóm quê hương”.

Nghệ thuật rối nước có cái phức tạp riêng của nó, vì là trò mua vui trong các dịp lễ hội nên chủ yếu cuối năm mới bận rộn. Những ngày thường, phường vẫn sinh hoạt đều đặn, chủ yếu là sáng tác các tích trò, tập thêm các vở mới và làm thêm những con rối. Ngày đầu, phường rối chỉ biểu diễn được 5 tích trò, nhưng nay phát triển lên hàng chục tích. Có những tích trò đặc biệt, nhiều lần đoạt giải cao tại các kỳ Liên hoan múa rối toàn quốc như Chàng câu ếch, Pháo chạy chuột, Hội thi xuống đồng... Con rối của phường lên đến hàng trăm con, thể hiện nhiều vai diễn đặc sắc, thú vị.

Rối nước Thanh Hải hiện có 36 thành viên, trong đó có 18 người thường xuyên đi biểu diễn ở nhiều tỉnh, thành như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội... Những năm vừa qua, phường rối liên tục tham gia Liên hoan múa rối tỉnh Thừa Thiên - Huế, Liên hoan múa rối toàn quốc, các lễ hội trong nước. Đặc biệt, năm 2005, phường rối đoạt Giải nhất Liên hoan rối nước không chuyên toàn quốc lần thứ nhất, minh chứng cho những nỗ lực hết mình của các nghệ nhân phường rối.

Như bao làng quê Bắc Bộ khác, cũng với nét đẹp của mái đình, bến nước, làng Thanh Hải còn mang vẻ đẹp của một nghệ thuật rối nước truyền thống mà cứ vào dịp cuối năm khi vang lên tiếng nhạc, các con rối lại vào vai diễn vui tươi, hồn nhiên như chính người dân quê lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Bài: Lê Hữu Tuấn - Ảnh: Hoàng Giáp

Bài: Lê Hữu Tuấn - Ảnh: Hoàng Giáp

Vẽ tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trên gốm

Vẽ tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trên gốm

Lần đầu tiên có một triển lãm gốm (lọ, đĩa) trưng bày các tác phẩm lấy cảm hứng từ câu văn, thơ trong các truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp với 41 họa sĩ Việt Nam tham gia vẽ. Đây là một hoạt động văn hóa sáng tạo thể hiện câu chuyện nghệ thuật độc đáo có sự quyện hòa của chất đời: Từ thơ, văn đến gốm và hội họa từ cảm hứng con người tác phẩm văn chương của Nguyễn Huy Thiệp.

Top