Kinh tế

Phát triển liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Thanh Trì

Những năm vừa qua, Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản Hà Nội và Viện Nghiên cứu Thị trường và Thể chế nông nghiệp (Viện AMI) đã phối hợp việc triển khai hoạt động “Tư vấn hỗ trợ cơ sở tham gia trong liên kết sản xuất, sơ chế chế biến kinh doanh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp năm 2022”; Hà Nội đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản. Qua đó, không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, nhà sản xuất mà còn giúp người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc tiếp cận nông sản an toàn với giá cả hợp lý…

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị liên kết là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Sự phát triển của nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị cho thấy vai trò quan trọng của việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hợp đồng. Đồng thời, việc thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc là tiền đề bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và đầu tư có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh nông sản nói riêng. 
Lễ ký kết hợp đồng liên kết sản xuất tiêu thụ giữa Nông trại thực phẩm HNH và một số nông hộ ở đây.
Hiện nay, có ba hình thức liên kết chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp là liên kết tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông hộ; liên kết có hỗ trợ đầu tư và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với nông hộ; liên kết theo chuỗi giá trị khép kín. Trong đó, hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông hộ khá phổ biến. Đây là kiểu liên kết dọc giữa doanh nghiệp và nông hộ. Với hình thức liên kết này, hợp đồng được ký ở đầu vụ và ấn định thời điểm sản xuất, giao hàng, số lượng, yêu cầu chất lượng và giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp có thể cung cấp tín dụng, cung ứng vật tư, máy móc, tư vấn kỹ thuật cho nông hộ, nhưng doanh nghiệp cũng có quyền từ chối mua sản phẩm không đạt chất lượng. Về bản chất, mô hình liên kết này tích hợp nông hộ vào chuỗi giá trị trên phạm vi toàn vùng, toàn quốc và thậm chí toàn cầu khi có sự tham gia của các tập đoàn đa quốc gia.
Vùng trồng rau nguyên liệu của các nông hộ Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ thương mại tổng hợp Đại Lan (Thanh Trì, Hà Nội).
Trong những ngày của tháng 11/2022, Chi Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Sản Và Thủy Sản Hà Nội đã phối hợp với Viện nghiên cứu Thị trường và Thể chế Nông nghiệp của Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức buổi tập huấn phát triển liên kết chuỗi giá trị, liên kết sản xuất, thu mua nguyên liệu với các đơn vị trực tiếp sản xuất tại Hà Nội, Lâm Đồng, Sơn La. Tại Hà Nôi, công ty liên kết phát triển vùng nguyên liệu chủ yếu với HTX Đại Lan (thôn Đại Lan - Xã Duyên Hà – huyện Thanh Trì – TP Hà Nội). Sản phẩm liên kết chủ yếu là rau ăn lá (cải canh, cải ngồng, mồng tơi, rau ngót, bắp cải, cải bó xôi, xà lách, hành lá, rau mùi…), các loại rau ăn củ (cà chua, cà rốt, dưa chuột, khoai tây…), các loại trái cây (bưởi, chuối). Sản phẩm của công ty HNH được tiêu thụ chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhóm khách hàng chủ yếu 30  bếp ăn tập thể (nông sản, thực phẩm qua sơ chế), 02 siêu thị (thực phẩm tươi, hàng qua chế biến). Ngoài việc bán hàng trực tiếp, công ty đã phát triển hình thức bán hàng Online với sản phẩm đóng gói, dễ vận chuyển. Cũng trong buổi tập huấn đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng liên kết sản xuất tiêu thụ giữa Nông trại thực phẩm HNH và một số nông hộ ở đây. 
Các nông hộ ở HTX Đại Lan giới thiệu về vùng trồng rau cho cán bộ Chi Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Sản Và Thủy Sản Hà Nội và đại diện doanh nghiệp.
Các nông hộ ở HTX Đại Lan giới thiệu về vùng trồng rau cho cán bộ Chi Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Sản Và Thủy Sản Hà Nội và đại diện doanh nghiệp.
Nông dân thu hoạch rau sau đó cung cấp cho công ty theo mô hình liên kết chuỗi.
Sơ chế và đóng gói sản phẩm rau sạch tại Nông trại thực phẩm HNH.
Việc nông dân chủ động tiếp cận khoa học - kỹ thuật và phát triển các mô hình theo chuỗi liên kết cũng sẽ góp phần quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân, đồng thời nhân rộng mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn Hà Nội./.

Thực hiện: Thanh Giang – Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Với mong muốn giải quyết tình trạng thiếu cơ hội sinh kế và thu nhập thấp của thanh niên dân tộc thiểu số, Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản đã triển khai dự án “Tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho Thanh niên dân tộc thiểu số tại Hà Giang và Lai Châu” giúp các thanh niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động có thêm kiến thức về phát triển kinh tế và mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất.

Top