Kinh tế

Phát triển kinh tế Lòng hồ thủy điện Sơn La

Sau khi Nhà máy thủy điện Sơn La khánh thành và đi vào hoạt động vào tháng 12/2012 không chỉ giúp tỉnh này trở thành “thủ phủ điện năng” của Việt Nam mà phần diện tích lòng hồ cũng mở ra tiềm năng to lớn để Sơn La phát triển du lịch và nghề nuôi trồng thủy sản.
Khi Nhà máy thủy điện Sơn La đi vào hoạt động, lòng hồ tích nước đã tạo nên vô vàn đảo nổi, đảo chìm được nhiều người ví như “Hạ Long của vùng Tây Bắc”. Chỉ tính riêng lòng hồ khu vực huyện Quỳnh Nhai với chiều dài 30 km đã có hằng trăm hòn đảo nổi lên mặt nước được người dân bản địa đặt tên với trí tưởng tượng phong phú như: Đảo Con Cóc, Đảo Con Gà, Đảo ông Tiên, Đảo Phương Hoàng... Thấp thoáng ở mép hồ, có hàng trăm thuyền đuôi én đi thả đó, đơm, câu trên mặt nước bảng lảng khói sương. Những hình ảnh đó là tiền đề để Sơn La đẩy mạnh tuyến du lịch sinh thái và văn hóa khu vực lòng hồ.


Bản tái định cư của người Thái thuộc xã Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai phát triển kinh tế bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Hải Yến


Trại cá Sa Thư nuôi trồng các giống cá Lăng, cá Chiên, cá Chép chuyên cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. 
Ảnh: Hải Yến


Với lợi thế diện tích nước lòng hồ trong sạch, là điều kiện tốt để bà con dân tộc Thái ở huyện Quỳnh Nhai nuôi cá lồng. 
Ảnh: Hải Yến


Gia đình ông bà Tòng Văn Hoá (dân tộc Thái) ở xã Chiềng Ơn  phát triển mô hình nuôi vịt trời trên lòng hồ thủy điện Sơn La với đàn vịt lên đến hàng nghìn con. 

Ảnh: Hải Yến


Cầu Pá Uôn vắt ngang lòng hồ thủy điện Sơn La khu vực huyện Quỳnh Nhai giúp bà con trong vùng giao thông thuận tiện. 
Ảnh: Hải Yến


Cảnh đẹp như tranh vẽ trên Lòng hồ thủy điện Sơn La. 
Ảnh: Hải Yến


Lòng hồ thủy điện Sơn La kỳ ảo trong sương sớm. 
Ảnh: Hải Yến


Du khách tham quan Lòng hồ thủy điện Sơn La. 
Ảnh: Hải Yến


Tàu du lịch của Công ty thủy điện Sơn La chở du khách thăm quan lòng hồ. 
Ảnh: Hải Yến


Hồ thủy điện Sơn La có chiều dài 175km với diện tích mặt hồ 224 km2 mở ra một tiềm năng to lớn cho nghề nuôi tròng thủy sản của bà con trong tỉnh. 
Ảnh: Hải Yến

Được biết, chủ trương phát triển du lịch Lòng hồ thủy điện Sơn La đang được huyện Quỳnh Nhai và tỉnh Sơn La gấp rút thực hiện từ năm 2014. Huyện đã kết hợp với huyện Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu và huyện Mường Lay của tỉnh Điện Biên thực hiện chuyến khảo sát và xây dựng đề án tuyến du lịch lòng hồ. Theo như đề án, tuyến du lịch đường thủy này sẽ kéo dài 120 km và điểm đón khách đầu tiên là huyện Quỳnh Nhai và điểm đến cuối cùng là huyện Mường Lay của tỉnh Điện Biên. Trên tuyến du lịch xuyên miền Tây Bắc ấy, ngoài ngắm cảnh quan tuyệt đẹp, du khách còn được dừng chân khám phá những nét văn hóa đặc sắc của người Thái, người Lự, người Mông thuộc ba huyện này.

Lòng hồ thủy điện không chỉ là tiền đề để Sơn La phát triển du lịch mà còn là “cánh cửa” để bà con dân tộc trong tỉnh thoát nghèo, vươi lên làm giầu từ nghề nuôi trồng thủy sản. Cả huyện Quỳnh Nhai đều biết đến tấm gương vượt khó làm giầu của ông chủ trại cá Sa Thư là Lường Văn Ngoa. Với quy mô 16 lồng nuôi trên sông, trại cá Sa Thư nuôi rất nhiều giống cá như cá tầm, cá chép... nhưng đặc biệt có đến 8 lồng chuyên dành nuôi cá Chiên. Ông Ngoa cho biết: “Tôi cùng nhiều hộ gia đình ở đây đã mạnh dạn nuôi giống cá Chiên quý hiếm này từ năm 2010. Sau nhiều lần thất bại thì đến năm 2019, trại cá đã xuất ra thị trường mẻ cá đầu tiên. Đến nay, hằng năm gia đình bán được khoảng 60 tấn cá chiên với giá 600 nghìn đồng/ kg”.

Hiện nay, trên địa bàn xã Chiềng Ơn, Chiềng Bằng, Mường Chiên thuộc huyện Quỳnh Nhai có rất hợp tác xã, doanh nghiệp đã bắt mặt nước hồ “đẻ” ra tiền bằng nghề nuôi cá Lăng, cá Chiên. Đặc biệt, Chiềng Bằng là xã có nhiều hộ dân nuôi  nhất huyện với 72 ha nuôi trồng thủy sản, 155 lồng cá với hơn 100 hộ tham gia./.

 
Thực hiện: Hải Yến 

   HONECO và hành trình viết tên mật ong Việt Nam ra thế giới

HONECO và hành trình viết tên mật ong Việt Nam ra thế giới

Hơn 20 năm xây dựng, phát triển nghề nuôi ong tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Ong Tam Đảo (HONECO) đã cùng các sản phẩm dược liệu từ mật ong “made in Việt Nam” đến với nhiều quốc gia trên thế giới. Con đường và hành trình HONECO viết tên mật ong trên bản đồ quốc tế bắt đầu từ thông điệp “Tinh tế từ thiên nhiên”.

Top