Chân dung

PGS.TS Trần Thị Kim Anh: nhà khoa học đam mê ánh sáng

Hơn 40 năm nghiên cứu chuyên ngành Vật lý, PGS.TS Trần Thị Kim Anh (Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) được biết đến là chuyên gia cao cấp về các vật liệu phát quang. Với cụm công trình nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng về khoa học và công nghệ nano, bà và các cộng sự đã nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2016.
Là người tiên phong cùng 4 nhà khoa học nữ ở Việt Nam nghiên cứu phương pháp sol-gel và hóa ướt để chế tạo ra các loại vật liệu bán dẫn kích thước nano mét (nm) từ những năm 1990,  PGS.TS Trần Thị Kim Anh đã hướng tới công nghệ chế tạo vật liệu nano ứng dụng trong huỳnh quang điện tử, nông nghiệp, y sinh và khai thác dầu khí. Các vật liệu nano này sau đó đã được ứng dụng trong lĩnh vực in bảo mật, linh kiện chiếu sáng tiết kiệm điện năng (LED), pin mặt trời.

Theo PGS.TS Trần Thị Kim Anh, Việt Nam là nước có nguồn đất hiếm nhưng chưa tách triết sạch được mà vẫn phải bán thô cho các nước. Bởi vậy, bà và nhóm cộng sự đã nghiên cứu về các vật liệu phát quang chứa các i-on đất hiếm. Đây là các nghiên cứu sau này phục vụ cho việc sản xuất đèn ống huỳnh quang tiên tiến hiệu suất cao, đèn huỳnh quang phát trong các vùng phổ tử ngoại dùng cho các bẫy đèn diệt côn trùng, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm của Nhà máy bóng đèn Rạng Đông cũng sử dụng từ các vật liệu mà bà và nhóm cộng sự nghiên cứu.

Các nghiên cứu này của PGS.TS Trần Thị Kim Anh và nhóm cộng sự đều có tính ứng dụng cao trong đời sống. Từ những năm 1970, là chuyên gia nghiên cứu các vật liệu phát quang, chuyên ngành huỳnh quang, các nghiên cứu của bà đã được ứng dụng trong các màn điện trên vô tuyến truyền hình.



 PGS.TS Trần Thị Kim Anh chuyên gia cao cấp của Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Ảnh: Trần Thanh Giang


PGS.TS Trần Thị Kim Anh tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Viện Vật lý. Ảnh: Trần Thanh Giang


Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam Nguyễn Văn Hiệu chụp ảnh cùng PGS.TS Trần Thị Kim Anh tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Viện Vật lý. Ảnh: Trần Thanh Giang


 PGS.TS Trần Thị Kim Anh (thứ nhất bên trái) trò chuyện với các nữ Đại sứ trong buổi tọa đàm giữa Hội nữ trí thức Việt Nam và các nữ Đại sứ các nước tại Việt Nam.


PGS.TS Trần Thị Kim Anh (thứ ba bên trái) dự lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp học viện tại Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Ảnh: Tư liệu


PGS.TS Trần Thị Kim Anh (thứ nhất bên phải) tham dự lễ trao tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa. Ảnh: Tư liệu


PGS.TS Trần Thị Kim Anh tại buổi tọa đàm của Hội nữ trí thức Việt Nam... Ảnh: Trần Thanh Giang


... và hiện bà cũng là thành viên của Hội nữ trí thức Việt Nam.


PGS.TS Trần Thị Kim Anh hướng dẫn các nghiên cứu sinh đề tài liên quan đến vật liệu y sinh tại phòng thí nghiệm của Viện Vật lý. Ảnh: Trần Thanh Giang


PGS.TS Trần Thị Kim Anh trong chuyến công tác và làm việc tại Cộng hòa Pháp. Ảnh: Tư liệu

Trong lĩnh vực y sinh, bà và nhóm cộng sự đã ứng dụng các vật liệu nano ion đất hiếm trong việc kiểm định vacxin. Còn các vật liệu nano quang làm chất đánh dấu sinh học trong các sensor để phát hiện nhanh, định lượng vi khuẩn và tế bào ung thư. Với các chất đánh dấu sinh học nano, hình ảnh tế bào ung thư được phát hiện sớm ở mức độ phân tử.

Nhóm năm nhà khoa học nữ của PGS.TS Trần Thị Kim Anh cũng phát triển hướng nghiên cứu về các phương pháp và thiết bị quang tử phục vụ cho các nghiên cứu vật liệu na-nô và ứng dụng y-sinh. Chính họ là những người đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu Hệ kính hiển vi huỳnh quang đồng tiêu quét la-de. Hệ kính giúp chụp cắt lớp và dựng ảnh 3D tế bào và mô sống, công cụ hữu hiệu trong nghiên cứu và chẩn đoán y học. Thành công của nghiên cứu này không những cung cấp cho phòng thí nghiệm một công cụ tiên tiến phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, mà còn là tiền đề cho các nghiên cứu hiển vi quang học kỹ thuật số sau này của ngành Vật lý.

Nhắc đến cơ duyên và niềm đam mê đặc biệt với vật liệu huỳnh quanh, PGS.TS Trần Thị Kim Anh cho biết, đây là niềm đam mê khi bà còn là một cô bé ngồi trên ghế nhà trường. “Tôi đã bị thu hút bởi những bài giảng của thầy giáo dạy phổ thông môn vật lý của tôi. Những hiện tượng vật lý thú vị như hiện tượng cộng hưởng khi đoàn tàu đi qua cây cầu, hai đoàn tàu chạy song song hút nhau…”, PGS.TS Trần Thị Kim Anh nhớ lại những bài giảng đầu tiên mang đến cho bà đam mê đặc biệt với môn Vật lý.

Khi được lựa chọn ngành học bậc Đại học, PGS.TS Trần Thị Kim Anh đã chọn ngành Vật lý, Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ), này là trường Đại học KHTN (Đại học Quốc gia Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp, bà tiếp tục lựa chọn ngành Quang học để tiếp tục nghiên cứu. Năm 1970, khi về làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, PGS.TS Trần Thị Kim Anh đã chọn hướng nghiên cứu thực nghiệm, ứng dụng các vật liệu phát quang cho vô tuyến truyền hình.

Hiện dù đã ngoài ngoài 70 tuổi, PGS.TS Trần Thị Kim Anh vẫn tham gia giảng dạy cho sinh viên ở một số trường đại học, như lời chia sẻ của bà: “để kiến thức khoa học của tôi  không bị lỗi thời, nắm bắt được xu hướng nghiên cứu của các nước tiên tiến trên thế giới”../.

 
Bài: Thảo Vy - Ảnh: Trần Thanh Giang và Tư liệu

Câu chuyện hiện tượng sân khấu Lệ Ngọc  

Câu chuyện “hiện tượng” sân khấu Lệ Ngọc 

Vài năm trở lại đây, có một sân khấu kịch mà ở đó, mỗi khi có vở diễn mới, khán giá luôn chật kín khán phòng, thậm chí còn cháy vé. Đây là một “hiện tượng” hiếm hoi đối với một sản phẩm văn hóa truyền thống vốn đã đánh mất vị thế, chỗ đứng trong lòng khán giả. Sân khấu Lệ Ngọc (do NSND Lệ Ngọc thành lập), sân khấu xã hội hóa đầu tiên của miền Bắc, đã trở thành điểm sáng cho hy vọng khôi phục một sản phẩm văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc Việt.

Top