Kinh tế

Nơi ra đời những toa tàu hỏa xa

Được người Pháp thành lập để là nơi sửa chữa, hậu cần cho việc xây dựng tuyến đường sắt Đông Đương vào đầu thế kỷ XX, Cơ xưởng hỏa xa Dĩ An (nay là Công ty cổ phần xe lửa Dĩ An nằm ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) là một trong những cái nôi có đóng góp vô cùng quan trọng đối với sự phát triển đường sắt Việt Nam cho đến ngày nay.
Nhà máy xe lửa Dĩ An có tên gọi chính thức trên văn thư hành chính là “Grand Atelier des Chemins de Fer de Dĩ An” (cơ xưởng lớn của ngành đường sắt tại Dĩ An). Dân địa phương và công nhân của nhà máy quen gọi là cơ xưởng hỏa xa Dĩ An. Năm 1912, cơ xưởng hỏa xa Dĩ An đi vào hoạt động, phục vụ cho việc bảo trì và sửa chữa các đoàn tàu thuộc tuyến đường sắt Sài Gòn - Biên Hòa - Nha Trang, Sài Gòn - Lộc Ninh, Sài Gòn - Mỹ Tho, Tháp Chàm - Đà Lạt ở miền Nam.

Từ khi cơ xưởng hỏa xa Dĩ An ra đời cũng hình thành đội ngũ công nhân kỹ thuật người Việt ở Nam bộ. Nhà máy cũng mở trường dạy nghề năm 1938 để đào tạo công nhân cho ngành xe lửa. Sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, cơ xưởng hỏa xa Dĩ An thuộc quyền quản lý của nhà nước và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển ngành đường sắt Việt Nam cho đến tận ngày nay.


Mô hình hỏa xa trước Công ty cổ phần xe lửa Dĩ An.


Công ty cổ phần xe lửa Dĩ An được Pháp thành lập là nơi sửa chữa hậu cần
để xây dựng tuyến đường sắt Đông Dương vào thế kỷ XX.


Các toa tàu đang được đóngg mới chất lượng 5 sao tại Công ty cổ phần xe lửa Dĩ An.


Công nghệ hiện đại giúp 
Công ty cổ phần xe lửa Dĩ An giảm nhân công lao động.


Công ty cổ phần xe lửa Dĩ An có công nhân lành nghề và nhiều kinh nghiệm trong việc đóng mới các toa tàu.


Kiểm tra chất lượng bánh xe hỏa xa.


Công nhân tiến hành công đoạn hàn đế toa tàu.


Thi công cửa nối  giữa các toa.


Công việc lăn sơn phần thô toa tàu yêu cầu công nhân phải có nhiều kinh nghiệm.



Một toa tàu đóng mới đang chạy thử nghiệm tại Công ty cổ phần xe lửa Dĩ An.



Lắp hệ thống điện trên các toa.


Làm bóng bề mặt bên ngoài các toa.


Nội thất sang trọng bên trong các toa do công ty cổ phần xe lửa Dĩ An đóng.


Các dịch vụ trên tàu đạt chất lượng 5 sao.


Hành lang lối đi trên toa thoáng đãng và hiện đại.


Sự hài lòng của hành khách luôn là tôn chỉ hoạt động của Công ty cổ phần xe lửa Dĩ An.

Tối 10/1/2018 tại ga Sài Gòn, Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã khai trương, đưa vào hoạt động 6 đoàn tàu Thống Nhất với 90 toa, được đóng mới bằng công nghệ và vật liệu cao cấp. Những toa tàu được ví “5 sao” này là sản phẩm mới của Công ty cổ phần xe lửa Dĩ An.
Các sản phẩm của công ty như: Toa xe lửa chở khách, toa xe chở hàng, toa xe container lạnh… Bên cạnh đó, công ty cũng sản xuất được 80% các phụ tùng cho ngành xe lửa như: giá chuyển hướng, phanh hãm đà, các chi tiết máy... Không những vậy, các kỹ sư nơi cũng phục hồi các đầu máy hơi nước từ thế kỷ XX để phục vụ cho các tuyến tàu lửa du lịch trong tương lai.

Với tư duy không ngừng đổi mới công nghệ, công ty xe lửa Dĩ An ngày càng cải tiến các sản phẩm của mình như: Thành toa tàu được làm bằng thép cường lực cao, toa tàu được chế tạo theo dạng module hóa, toàn bộ các toa tàu được lắp giá chuyển hướng lò xo không khí, có khả năng chống rung lắc tốt, nội thất được làm bằng composite có độ bền cao, có khả năng chống cháy, chống bám bụi...

Để đáp ứng nhu cầu về vận chuyển container hàng lạnh, công ty có nhiều thay đổi để cho ra đời toa xe chở container lạnh. Trên toa có đầy đủ các dụng cụ như: đo nhiệt độ, hệ thống truyền điện… luôn giữ cho hàng lạnh được đảm bảo. Những đổi mới đó đã góp phần giảm được rất nhiều chi phí khi ít phải nhập khẩu toa xe ở nước ngoài hay tăng năng lực vận tải hàng hóa liên vận quốc tế.

Không chỉ đầu tư vào công nghệ, công ty cổ phần xe lửa Dĩ An luôn coi con người là yếu tố quyết định để thành công. Ngoài đội ngũ cán bộ, công nhân viên kỹ thuật lành nghề, công ty còn thường xuyên gửi các kỹ sư và công nhân đến các nước như Nhật, Pháp, Nga, Đức… để học tập và tiếp thu những công nghệ mới về ứng dụng vào sản suất. Vì thế, nhiều công nghệ mới của thế giới được áp dụng một cách nhanh chóng vào thực tiễn giúp giảm chi phí sản xuất…/.

 
Bài: Nguyễn Oanh - Ảnh: Thông Hải

Hơn 5 tỷ USD xuất khẩu cà phê và bài học về chuỗi cung ứng

Hơn 5 tỷ USD xuất khẩu cà phê và bài học về chuỗi cung ứng

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia có sản lượng sản xuất, xuất khẩu cà phê Top đầu thế giới. Tuy nhiên, phải mất gần 1 thế kỷ với nhiều chu kỳ tăng trưởng, năm 2024 lần đầu tiên xuất khẩu cà phê vượt mốc 5 tỷ USD. Làm gì để duy trì đà tăng trưởng đó một cách bền vững trong bối cảnh thị trường nhiều biến động khó lường là đề bài mà nhiều doanh nghiệp, ngành hàng trăn trở tìm lời giải cho năm 2025 và những năm tiếp theo.

Top