Chân dung

Nhà giáo ưu tú - Nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan và tiếng đàn tranh không biên giới

Đến với đàn tranh một cách tình cờ từ năm 14 tuổi, suốt hơn 60 năm qua, NGƯT - NS Phạm Thúy Hoan đã cùng cây đàn tranh của mình biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới. Với tâm huyết và khả năng của mình, bà đã miệt mài góp phần không nhỏ trong việc giảng dạy, giới thiệu cây đàn tranh Việt Nam đến với đông đảo công chúng.
Cuối tháng 12/2017, tin vui đến với những người chơi đàn tranh phong trào tại Tp. Hồ Chí Minh khi Nhà giáo ưu tú - Nhạc sĩ (NGƯT- NS) Phạm Thúy Hoan phối hợp với nghệ sĩ đàn bầu Vân Anh tạo một sân chơi đàn tranh đầu tiên tại Bảo tàng Tượng sáp Việt ở Quận 10.  Đây là kết quả của tình yêu và tâm huyết mà người nữ nhạc sĩ quê ở Nam Định dành cả đời mình cho cây đàn tranh Việt Nam, với mong muốn đưa âm nhạc dân tộc bay cao bay xa hơn nữa.


Nhà giáo ưu tú - Nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan, người có hơn 60 năm gắn bó với cây đàn tranh. Ảnh: Sơn Nghĩa


Đôi bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ già trên phím đàn tranh. Ảnh: Kim Phương


Tại Bảo tàng Tượng sáp Việt, Nhà giáo ưu tú - Nhạc sĩ mong muốn sân chơi đàn tranh này sẽ 
mang đến cho những ai yêu thích tiếng đàn tranh có thêm địa chỉ để biểu diễn, giao lưu, học hỏi với nhau. 
Ảnh: Kim Phương


Nhà giáo ưu tú - Nhạc sĩ đã góp phần không nhỏ trong việc giảng dạy và giới thiệu cây đàn tranh Việt Nam
đến với đông đảo khán giả
 trong và ngoài nước. Ảnh: Kim Phương 


Các thành viên CLB Tiếng hát quê hương biểu diễn đàn tranh bên tượng sáp cố GS. Trần Văn Khê,
người từng là cố vấn cho CLB. Ảnh: Kim Phương


Nhà giáo ưu tú - Nhạc sĩ  tham gia biểu diễn đàn tranh tại một sự kiện văn hóa. Ảnh: Tư liệu NVCC


 Một tiết mục biểu diễn hòa tấu nhạc cụ dân tộc của các thành viên CLB Tiếng hát quê hương
tại Cung Văn hóa Lao động Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: Sơn Nghĩa


Nhà giáo ưu tú - Nhạc sĩ bên từng nhạc cụ biểu diễn và giảng dạy của mình. Ảnh: Sơn Nghĩa

Hơn 90 phút diễn ra chương trình, khoảng 30 nghệ sĩ đàn tranh đủ mọi lứa tuổi, trình độ, biểu diễn độc tấu, song tấu những bài sở trường đã đăng ký. Với sự hỗ trợ của NGƯT- NS Thúy Hoan, nghệ sĩ đàn bầu Vân Anh, nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng, buổi sinh hoạt càng trở nên rộn ràng hơn khi chương trình chuyển sang các tiết tấu nhanh, vui nhộn. Sự phối hợp các nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, đàn bầu, trống dân tộc, đàn tứ, bộ gõ để biểu diễn những bản nhạc mang âm hưởng dân tộc và hiện đại như: Hồn quê, Long hổ hội, Come back to Sorrento… là một nét độc đáo.

NGƯT- NS Phạm Thúy Hoan sinh năm 1942 tại Nam Định, học đàn tranh ở trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, đoạt huy chương Vàng toàn trường năm 1960, tốt nghiệp thủ khoa đàn tranh năm 1962, tốt nghiệp thủ khoa môn Âm Nhạc Phổ Thông năm 1963.
“Tạo ra sân chơi này với mong muốn mang đến cho những ai yêu thích tiếng đàn tranh có thêm địa chỉ để biểu diễn, giao lưu, học hỏi với nhau. Chương trình dự kiến mỗi tháng sẽ tổ chức một lần vào tuần đầu tháng. Khách đến tham quan bảo tàng còn có dịp thưởng thức phần biểu diễn hấp dẫn của sân chơi này”, NGƯT- NS Thúy Hoan hồ hởi chia sẻ.

Nhìn bà tất bật cùng với các học trò chuẩn bị sân khấu, bàn ghế, loay hoay đi tới đi lui kiểm tra từng dây đàn, móng gảy cho các “nghệ sĩ” trước khi bước lên sân khấu, mới thấy được tình yêu của người nhà giáo – nhạc sĩ đã 75 tuổi đối với cây đàn tranh lớn biết nhường nào.

Từng nhiều lần đại diện cho Việt Nam đi biểu diễn, giao lưu văn hóa ở nhiều nước, NGƯT- NSThúy Hoan luôn trăn trở về việc tiếp cận, giới thiệu cây đàn tranh Việt Nam ra khán giả nước ngoài.

Câu lạc bộ Tiếng hát quê hương do bà sáng lập đã trở thành một sân chơi nhạc cụ dân tộc quen thuộc ở 
Tp. Hồ Chí Minh suốt 36 năm qua. Hiện CLB luôn có khoảng 50 học viên đủ mọi lứa tuổi theo học thường xuyên. Mỗi năm, CLB tổ chức 8 buổi biểu diễn ở Cung Văn hóa lao động Quận 3, cũng như đi giao lưu văn hóa, biểu diễn ở nhiều nơi, đặc biệt là hay giới thiệu Nhạc cụ dân tộc đến các trường học.



CLB Tiếng hát quê hương luôn có khoảng 50 học viên đủ mọi lứa tuổi theo học thường xuyên. Ảnh: Kim Phương


Nhà giáo ưu tú - Nhạc sĩ  vừa là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tiếng hát quê hương tại Cung Văn hóa lao động Tp. Hồ Chí Minh,
vừa giảng dạy đàn tranh và một số nhạc cụ dân tộc khác. Ảnh: Sơn Nghĩa


Nhà giáo ưu tú - Nhạc sĩ  tận tình hướng dẫn tỉ mỉ từng động tác, từng nốt nhạc cho các học viên của mình. Ảnh: Sơn Nghĩa


Một lớp học nhạc cụ dân tộc của Nhà giáo ưu tú - Nhạc sĩ Thúy Hoan tại Cung Văn hóa lao động Tp. Hồ Chí Minh.
Ảnh: Sơn Nghĩa


Nhà giáo ưu tú - Nhạc sĩ  hướng dẫn một nhóm học viên lớp sáo trúc. Ảnh: Sơn Nghĩa

Thành lập và là chủ nhiệm CLB Tiếng Hát Quê Hương từ năm 1981 đến nay; NGƯT -NS Phạm Thúy Hoan đã viết 15 bộ sách dạy học đàn tranh, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú năm 1994 và huy chương Vì sự nghiệp giáo dục năm 1995.
Là con gái của NGƯT- NS Thúy Hoan nên đã được mẹ dạy đàn tranh từ lúc 5, 6 tuổi, cùng với quá trình rèn luyện không ngừng, đến nay, Tiến sĩ - Nghệ sĩ ưu tú Hải Phượng cũng đã trở thành một nghệ sĩ đàn tranh có tiếng. Chị cùng với mẹ đều mong muốn góp phần đưa tiếng đàn tranh lan tỏa đến với nhiều khán giả trong và ngoài nước. Con gái Hải Minh của chị, cũng được bà ngoại dạy đàn tranh từ nhỏ và hiện giờ luôn là một thành viên tích cực của CLB Tiếng hát quê hương.

“Mẹ vừa là người thầy, vừa là mẹ, nên Hải Phượng học được rất nhiều về cuộc sống cũng như nghề nghiệp. Bà là một người rất tâm huyết với nền âm nhạc dân tộc, nên lúc nào cũng tìm tòi, sáng tạo và nghĩ đến việc làm sao thu hút nhiều người học nhạc dân tộc. Hải Phượng luôn mong mẹ có nhiều sức khỏe để làm mọi việc bà thích, mà việc bà thích thì quá nhiều. Có nhiều chương trình làm chung buộc mình và học trò đều phải chạy theo tốc độ làm việc của bà”. Tiến sĩ - Nghệ sĩ ưu tú đàn tranh Hải Phượng xúc động khi nói về mẹ của mình./.

 
Bài: Sơn Nghĩa - Ảnh: Đặng Kim Phương - Sơn Nghĩa

Lương y Cao Văn Minh - Bàn tay vàng trong trị liệu xương khớp

Lương y Cao Văn Minh - Bàn tay vàng trong trị liệu xương khớp

Với bàn tay tài hoa và cái tâm của người thầy thuốc, Lương y Cao Văn Minh - người được kế thừa các bài thuốc quý gia truyền của dòng tộc Cao và được đào tạo bài bản tại trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội, đã và đang điều trị các bệnh lý về xương khớp, đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ và bại liệt cho hàng chục ngàn bệnh nhân ở Việt Nam và nước ngoài.

Top