Chân dung

Người kết nối nữ trí thức Việt Nam

Giáo sư, tiến sĩ khoa học (GS.TSKH) Phạm Thị Trân Châu là một trong những nhà khoa học hàng đầu về sinh hóa của Việt Nam trong thế kỷ XX. Trên cương vị Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, bà đã kết nối, tập hợp sức mạnh của đội ngũ nữ trí thức Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế tri thức của đất nước.
Chúng tôi gặp GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu tại căn phòng hiện là trụ sở chính của Hội nữ trí thức Việt Nam (39 Hàng Chuối, Hà Nội). Ấn tượng đầu tiên về bà là một người phụ nữ nhẹ nhàng, tinh tế và cuốn hút với chất giọng miền Trung ấm áp, truyền cảm. Nhà khoa học đã ở độ tuổi ngoài bảy mươi, nhưng vẫn toát lên nét thanh tao của một nữ trí thức xưa, nữ tính nhưng không kém phần kiên định trong lý luận và uyển chuyển trong đối nhân xử thế.

GS Phạm Thị Trân Châu tâm sự, bản thân là một nữ tri thức, nhà giáo làm việc trong một trường đại học lớn tại Việt Nam (Khoa Sinh học, trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội), nơi có cơ hội làm việc và tiếp xúc với rất nhiều các nữ trí thức, nên bản thân bà đã thấu hiểu rất nhiều những vấn đề mà đội ngũ nữ trí thức phải đương đầu. Theo bà, các nữ trí thức không chỉ cần được lắng nghe, thấu hiểu mà còn mong muốn có nguồn động viên, tiếp thêm sức mạnh, nghị lực để tiếp tục phấn đấu, cống hiến cho sự nghiệp mà họ theo đuổi.

Bởi vậy, trên cương vị Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu đã xây dựng Hội trở thành nơi kết nối, tập hợp sức mạnh của nữ trí thức Việt Nam ở cả trong và ngoài nước, phát huy tài năng trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam góp phần xây dựng và phát triển đất nước trong tiến trình hội nhập.



GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tặng hoa chúc mừng Chủ tịch hội nữ trí thức Việt Nam Phạm Thị Trân Châu.


GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu phát biểu nhận chức tại Đại hội đại biểu Hội nữ trí thức Việt Nam lần thứ II.


GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu (thứ 3 từ phải sang) thay mặt đoàn chủ tịch trả lời thắc mắc của các đại biểu tham dự Đại hội.


GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu chụp ảnh lưu niệm cùng các nữ trí thức Việt Nam
tại Đại hội đại biểu Hội nữ trí thức Việt Nam lần thứ II.


GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu (hàng ngồi thứ 4 từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm
tại cuộc gặp gỡ giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữa Hội nữ trí thức Việt Nam với nữ đại sứ các nước tại Việt Nam.


GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu chia sẻ họat động của hội nữ trí thức Việt Nam tại Hội thảo về hợp tác,
chia sẻ kinh nghiệm giữa Hội Nữ trí thức Việt Nam và Hội các nhà nữ khoa học và kỹ sư Hàn Quốc.


GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu (hàng đầu, thứ 4 từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu tham dự Hội thảo
hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa Hội Nữ trí thức Việt Nam và Hội các nhà nữ khoa học và kỹ sư Hàn Quốc.


GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu phát biểu tại buổi khai mạc triển lãm tranh “Đồng giao mùa hạ”
của họa sĩ Thanh Thục, thành viên Hội nữ tri thức Việt Nam.  


GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu cùng đồng nghiệp tham dự triển lãm tranh “Đồng giao mùa hạ”
của họa sĩ Thanh Thục, thành viên Hội nữ trí thức Việt Nam.

Hội Nữ trí thức Việt Nam là tổ chức thành viên của Hội LHPN Việt Nam, được thành lập năm 2011 với số hội viên ban đầu là 350 người, chưa có hội thành viên. Sau 5 năm hoạt động, Hội đã kết nạp 4 hội thành viên: Hội Nữ trí thức Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh, và 19 chi hội trực thuộc với hơn 2.700 hội viên.

Hội tham gia bảo vệ các quyền hợp pháp về nghề nghiệp và hoạt động sáng tạo của hội viên, thành lập được 2 trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo điều kiện cho hội viên tham gia thực hiện các đề tài, dự án, đề án lớn. Đồng thời, Hội tổ chức các hoạt động tư vấn và phản biện xã hội, tham gia đóng góp ý kiến các văn bản pháp luật cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các chính sách về lao động nữ của Đảng và Nhà nước. Đến nay đã có 40 cá nhân và 15 tập thể nữ khoa học được nhận giải thưởng Kovalepskaia, nhiều cá nhân, tập thể nữ được nhận giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam(VIFOTEC), giải thưởng Phụ nữ Việt Nam…

Tái đắc cử Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam khóa II (2016-2021), GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu đã xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm và mũi nhọn mà Hội Nữ trí thức Việt Nam sẽ thực hiện trong thời gian tới, đó là: tham gia chủ động hơn với những vấn đề của đất nước, của thời đại; làm tốt hơn vai trò tư vấn, phản biện; đẩy mạnh ứng dụng khoc học công nghệ; phát triển hội ở các tỉnh thành, mở rộng mạng lưới nữ tri thức Việt kiều.

Những hoạt động thiết thực mà Hội Nữ trí thức Việt Nam đã thực hiện được trong thời gian qua đã trở thành một bệ đỡ tài năng cho trí thức trẻ Việt Nam, biến nơi đây thành cầu nối liên kết đội ngũ nữ trí thức Việt Nam ở cả trong và ngoài nước. Dưới sự lãnh đạo của GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu, Hội đã trở thành ngôi nhà chung thắp sáng niềm tin, khát vọng cống hiến của đội ngũ trí thức Việt Nam./.

 
Bài: Thảo Vy - Ảnh: Trần Thanh Giang

Nữ sĩ quan hai lần tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Châu Phi

Nữ sĩ quan hai lần tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Châu Phi

Trong số khoảng 100 nữ quân nhân được Việt Nam cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Thượng tá Nguyễn Thị Liên là người hai lần được cử đến Châu Phi. Không chỉ giỏi về chuyên môn, chị còn nhiệt tình, sáng tạo trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người dân nên đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng các đồng nghiệp quốc tế và người dân địa phương.

Top