Chị Lùng Thị Minh (47 tuổi), thành viên nhóm Lô Lô (Đồng Văn, Hà Giang), tham dự Hội chợ Bazaar từ khi nhóm được thành lập theo dự án “Bảo tồn, gìn giữ nền văn hoá truyền thống và nâng cao thu nhập cho người Lô Lô” tại xã Mèo Vạc. Dự án do Trung tâm Nghiên cứu liên kết và phát triển thủ công mỹ nghệ (Craft Link) phối hợp với Hội phụ nữ tỉnh Hà Giang triển khai từ năm 2011.
Mặc dù đã nhiều năm tham dự Hội chợ, nhưng chị Minh và các thành viên nhóm Lô Lô vẫn luôn hào hứng và chuẩn bị rất kỹ càng các sản phẩm cũng như những câu chuyện văn hoá của dân tộc mình để mang đến Hội chợ chia sẻ với các khách hàng.
Chị Minh cho biết: “Mỗi lần tham gia Hội chợ, chúng tôi lại được gặp những người khách hàng khác nhau. Đặc biệt là những du khách nước ngoài, họ không chỉ mua hàng mà luôn tò mò hỏi rất nhiều về trang phục của chúng tôi. Đây là điều khiến tôi luôn hào hứng mỗi khi được đi Hội chợ”.
Lô Lô - Mèo Vạc hay còn gọi là Lô Lô đỏ, là một trong những dân tộc ít người của Việt Nam. Họ hiện đang sinh sống tại xóm Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là dân tộc có tỷ lệ nghèo cao nhất nước do địa hình nhiều núi đá hiểm trở khiến người Lô Lô chủ yếu sống bằng nghề trồng ngô và một số nghề phụ khác.
Tuy nhiên, người Lô Lô đỏ lại có nét văn hóa đặc trưng, dễ nhận biết với bộ trang phục truyền thống. Trang phục người Lô Lô khá nổi bật về màu sắc và hình thức trang trí, trong đó màu đỏ là màu chủ đạo với vô số các chi tiết thêu ghép vải cùng các phụ kiện đính kèm. Phụ nữ Lô Lô phải mất khoảng 1 năm để hoàn thiện một bộ trang phục như vậy và chỉ được mặc trong các dịp lễ hội, ngày Tết.
Mặc dù đã nhiều năm tham dự Hội chợ, nhưng chị Minh và các thành viên nhóm Lô Lô vẫn luôn hào hứng và chuẩn bị rất kỹ càng các sản phẩm cũng như những câu chuyện văn hoá của dân tộc mình để mang đến Hội chợ chia sẻ với các khách hàng.
Chị Minh cho biết: “Mỗi lần tham gia Hội chợ, chúng tôi lại được gặp những người khách hàng khác nhau. Đặc biệt là những du khách nước ngoài, họ không chỉ mua hàng mà luôn tò mò hỏi rất nhiều về trang phục của chúng tôi. Đây là điều khiến tôi luôn hào hứng mỗi khi được đi Hội chợ”.
![]() Hội chợ hàng thủ công truyền thống do tổ chức Craft Link tổ chức mỗi năm một lần. ![]() Năm nay hơn 40 nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm làng nghề và các nhóm khuyết tật từ mọi miền của đất nước đã đến trưng bầy và bán các sản phẩm truyền thống của nhóm. ![]() Không gian nhộn nhịp, đầy màu sắc tại gian hàng của nhóm người Mông Xanh ở Pà Cò, Mai Châu, Hòa Bình tại hội trợ. ![]() Người làm thủ công mỹ mỹ nghệ truyền thống dân tộc ai cũng muốn giới thiệu những nét văn hóa đẹp, rực rỡ của mình với du khách. ![]() Người Thái ở Nghệ An giới thiệu những mảnh thổ cẩm truyền thống tuyệt đẹp với du khách nước ngoài. ![]() Các nhóm trong hội chợ năm nay đều đi lên từ việc khôi phục truyền thống văn hoá, phát triển sản xuất hàng thủ công tại chỗ. ![]() Được tổ chức tại Hà Nội, đây cũng là cơ hội để họ gặp gỡ với những người kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ. Chị Sầm Thị Tình (áo xanh) chủ một cửa hàng bán đồ lưu niệm tại Mễ Trì, Hà Nội đang trao đổi với những người sản xuất để đặt hàng những sản phẩm khăn truyền thống. ![]() Bazaar 2018 là nơi giới thiệu, trình diễn những nét văn hóa truyền thống tinh hoa của các dân tộc thiểu số. ![]() Một góc dành cho trẻ em tại hội chợ. Đây là nơi các em sẽ tìm hiểu cách thức làm ra một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. |
Lô Lô - Mèo Vạc hay còn gọi là Lô Lô đỏ, là một trong những dân tộc ít người của Việt Nam. Họ hiện đang sinh sống tại xóm Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là dân tộc có tỷ lệ nghèo cao nhất nước do địa hình nhiều núi đá hiểm trở khiến người Lô Lô chủ yếu sống bằng nghề trồng ngô và một số nghề phụ khác.
Tuy nhiên, người Lô Lô đỏ lại có nét văn hóa đặc trưng, dễ nhận biết với bộ trang phục truyền thống. Trang phục người Lô Lô khá nổi bật về màu sắc và hình thức trang trí, trong đó màu đỏ là màu chủ đạo với vô số các chi tiết thêu ghép vải cùng các phụ kiện đính kèm. Phụ nữ Lô Lô phải mất khoảng 1 năm để hoàn thiện một bộ trang phục như vậy và chỉ được mặc trong các dịp lễ hội, ngày Tết.
Thông qua Dự án do Craft Link tài trợ, những người phụ nữ Lô Lô Đỏ như chị Lùng Thị Minh cải thiện các kỹ năng thêu, may, hoàn thiện sản phẩm với thẩm mỹ cao, có kỹ năng về quản lý, bán hàng để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời có nhận thức đầy đủ hơn về giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Đó là câu chuyện của 1 trong 46 quầy hàng tham dự Hội chợ Bazaar năm 2018. Mỗi nhóm sản xuất từ các vùng miền của đất nước không chỉ mang đến Hội chợ một sản phẩm văn hoá mà trong đó chứa đựng những thông điệp và ước mơ nguyện vọng của nhóm những người dân tộc thiểu số có điều kiện sinh sống khó khăn.
Hội chợ có 23 quầy thuộc các nhóm dân tộc thiểu số và 23 quầy thuộc về các nhóm khuyết tật, làng nghề truyền thống.
Mặc dù, đây là sự kiện thường niên được tổ chức liên tục suốt 28 năm qua, nhưng Hội chợ Bazaar vẫn không vì thế mà giảm sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Chỉ diễn ra trong một ngày duy nhất, Bazaar đã thu hút gần 5000 du khách đến thăm quan, giao lưu văn hoá và mua sắm.
Theo bà Trần Tuyết Lan, giám đốc của Craft Link, Hội chợ được tổ chức như một trong những sự kiện văn hoá thường niên nhằm quảng bá, giới thiệu những nét văn hóa của các dân tộc, làng nghề Việt Nam đến du khách nước ngoài. Thông qua hội chợ, Craft Link mong muốn các nhóm sản xuất không chỉ bán được hàng, tăng thêm thu nhập cho bản thân, mà đây còn là nơi giao lưu trực tiếp với du khách và hiểu kĩ hơn về thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng.
Cũng theo bà Lan, đến với Hội chợ Bazaar 2018 khách hàng không chỉ mua sản phẩm thủ công truyền thống, xem các tiết mục văn nghệ đặc sắc, đậm đà tính dân tộc, mà còn có dịp để học hỏi thêm về văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số và các nhóm làng nghề.
![]() Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc được khách nước ngoài thích thú lựa chọn. ![]() Niềm vui của bà Lùng Thị Minh (bên trái) trưởng nhóm người Lô Lô ở Đồng Văn, Hà Giang trong ngày hội gặp gỡ thường niên của các nhóm sản xuất. ![]() Hội chợ Bazaar 2018 là dịp quảng bá các sản phẩm thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số. ![]() Du khách ghé thăm gian hàng của nhóm người Mông đến từ Điện Biên. ![]() Người Giáy trình diễn cách thức sản xuất hương truyền thống với nguyên liệu tự nhiên tại Hội chợ Bazaar 2018. ![]() Một số những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc được giới thiệu tại Hội chợ Bazaar 2018. ![]() Chị Nguyễn Kim Lan dân tôc Cơ Tu đang giúp du khách nước ngoài lựa cho mình 1 tấm vải thổ cẩm ưng ý. ![]() Những sản phẩm thủ công đầy màu sắc của các dân tộc thiểu số giới thiệu tại Hội chợ Bazaar 2018. |
Craft Link là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận hoạt động với mục đích trợ giúp các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm khuyết tật và các nhóm làng nghề khôi phục nền văn hoá truyền thống và gia tăng thu nhập cho người lao động trực tiếp.
Tham gia vào các dự án của Craft Link, người dân được tập huấn các kỹ năng cần thiết về quản lý, kế toán, khôi phục làng nghề truyền thống đã mai một, phát triển và quảng bá sản phẩm. Sau khi kết thúc mỗi dự án, những người tham gia sẽ có khả năng tự quản lý và phát triển theo tiêu chí bền vững.
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, sản phẩm thủ công truyền thống đang dần mai một. Vì vậy, theo bà Trần Tuyết Lan, Ban tổ chức Hội chợ hàng thủ công truyền thống Bazaar 2018 mong muốn đây sẽ là cơ hội tốt để quảng bá và phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam./.
Bài: Thảo Vy - Ảnh: Việt Cường