Bạn bè với Việt Nam

“Kim Vân Kiều” trên sân khấu nhạc kịch Pháp

Lần đầu tiên, tuyệt tác Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du được đưa lên sân khấu nhạc kịch với ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo, hiện đại của đạo diễn Christophe Thiry và đoàn nghệ sĩ chuyên nghiệp của nhà hát L’Attrape Théâtre (Paris, Pháp) qua vở nhạc kịch “Kim Vân Kiều”.
Được UNESCO tôn vình như một tài sản vô giá của nhân loại và được chuyển soạn sang nhiều loại hình nghệ thuật khác, nhưng ý tưởng chuyển soạn kiệt tác Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du thành vở nhạc kịch “Kim Vân Kiều” của đạo diễn Christophe Thiry lại đến rất tình cờ. Một người bạn Việt Nam của  Christophe Thiry và cũng là khán giả trung thành của sân khấu nhạc kịch ở Paris đưa cho ông xem cuốn Truyện Kiều, đọc xong, ông đã quyết định cùng bạn mình bắt tay vào làm vở kịch khi cảm thấy đây là tác phẩm sâu sắc và có sự sống động về mặt văn hóa.

Mặc dù là người Pháp và chưa bao giờ sang Việt Nam những bằng kinh nghiệm lâu năm, đạo diễn Christophe Thiry đã chuyển soạn truyện Kiều thành vở nhạc kịch có chương hồi, tạo ra sự tung hứng những yếu tố dịu dàng của thơ ca và biến động dữ dội trong tác phẩm gốc để chạm đến cảm xúc của khán giả. Làm được những điều này, suốt quá trình làm việc, đạo diễn Christophe Thiry đã tuyển chọn các diễn viên, nghệ sĩ tham gia biểu diễn vở kịch có kinh nghiệm chuyên môn nhiều mảng nghệ thuật khác nhau. Đặc biệt, với mong muốn đưa một phần Việt Nam đương đại vào trong vở kịch nói về lịch sử xa xưa, vở kịch còn có sự tham gia cùng biểu diễn của hai nhạc sĩ Việt Nam Mai Thanh Sơn và Mai Thành Nam đã tạo ra cầu nối hài hòa giữa nghệ thuật Châu Âu và Việt Nam.
 

Đạo diễn Christophe Thiry và các diễn viên tại buổi họp báo trước vở diễn. Ảnh: Nguyễn Thị Hồng.


Các trích đoạn trên sân khấu Thúy Kiều và Kim Trọng. Ảnh: Trần Thanh Giang.


Thúy Kiều  và Thúc Sinh. Ảnh: Trần Thanh Giang.


Thúy Kiều bị Sở Khanh lừa bán vào lầu xanh của Tú Bà lần hai. Ảnh: Trần Thanh Giang.


 Thúy Kiều bị Tú Bà hành hạ khi bị lừa vào lầu xanh. Ảnh: Trần Thanh Giang.


Từ Hải được phong thủ lĩnh chỉ huy vì đã dẹp tan nổi loạn cho đất nước. Ảnh: Trần Thanh Giang.


Thúy Kiều gặp lại mối tình đầu Kim Trọng với tư cách là những người bạn khi Kim Trọng đã kết hôn với Thúy Vân. Ảnh: Trần Thanh Giang.


Các nghệ sĩ Pháp cùng hai nghệ sĩ Việt Nam phối hợp biểu diễn trong phần cuối vở nhạc kịch “Kim Vân Kiều”. Ảnh: Trần Thanh Giang


 Vở kịch tạo sự hấp dẫn khi nghệ sĩ Nicolas Simeha hát Dạ Cổ Hoài Lang bằng tiếng Việt
với sự hỗ trợ biểu diễn nhạc cụ dân tộc Việt Nam từ hai nghệ sĩ Mai Thanh Sơn và Mai Thanh Nam. Ảnh: Trần Thanh Giang.


Vở diễn có sự biểu diễn đa tài của các nghệ sĩ Pháp vừa hát Opera, Pop, diễn kịch rồi diễn tấu với các nhạc cụ phương Tây như violon, piano, ghita…
Ảnh: Trần Thanh Giang.


Đạo diễn Christophe Thiry cùng các diễn viên cảm ơn khán giả. Ảnh: Trần Thanh Giang.

Chia sẻ về quá trình xây dựng thành công vở nhạc kịch “Kim Vân Kiều”, nhạc sĩ Mai Thanh Sơn cho biết: “Khi được mời tham gia vào vở diễn, chúng tôi đã phải suy nghĩ làm sao để kết hợp giữa âm nhạc quốc tế với truyền thống Việt Nam có thể phối khí hài hòa với các nghệ sĩ Pháp để vở kịch trở nên đơn giản, gần gũi với cả người Việt và khán giả Paris. Chúng tôi mất 1 tháng để ngồi làm việc với nhau để trao đổi và sáng tạo theo thế mạnh âm nhạc vốn có của từng người.”.

Với việc bố trí sân khấu chỉ được trang trí bằng các nhạc cụ để nghệ sĩ có thể thăng hoa tưởng tượng, đến với “Kim Vân Kiều”, khán giả đã được xem câu chuyện về cuộc đời Thúy Kiều từ cổ điển đến hiện đại với các chương hồi: “Định mệnh được báo trước”, “Ba tai họa của Kiều”, “Báo oán và xét xử”, “Sự phản bội” và hồi kết. Các chương hồi được chuyển đổi thời gian và không gian rất mềm mại với việc thể hiện của các nghệ sĩ đa tài vừa hát Opera, Pop, diễn kịch rồi diễn tấu với các nhạc cụ phương Tây như violon, piano, ghita… Đối lập với màu sắc Tây phương là những sắc màu rất Việt Nam từ những nhạc khí dân tộc như trống, sáo, đàn nguyệt, đàn bầu qua phần trình diễn của hai nhạc sĩ Việt Nam.

Cùng với việc hai người nghệ sĩ Nicolas Simeha và  Aini Iften đóng vai người kể chuyện xuyên suốt trên sân khấu và sự diễn xuất khá ăn ý, hài hòa của những nghệ sĩ Sarah Bloch trong vai Thúy Kiều, Guillaume Francois trong vai Từ Hải, Odile Heimburger trong vai Thúy Vân, Pascal Durozier trong vai Tú Bà đã dẫn người xem đến được cảm xúc của vở kịch với câu chuyện về cuộc đời nàng Kiều trong kiệt tác mang giá trị văn hóa phổ quát của Đại thi hào Nguyễn Du, mà đạo diễn Christophe Thiry và đoàn nghệ sĩ chuyên nghiệp của nhà hát L’Attrape Théâtre muốn truyền tải đến khán giả.

Được biết, vở kịch “Kim Vân Kiều” đã ra mắt thành công tại Paris với 5 đêm diễn và được các nhà phê bình, giới nghệ sĩ và khán thính giả Việt Nam, Pháp tại Paris khen ngợi và đánh giá cao./.

Bài: Ngân Hà - Ảnh: Trần Thanh Giang

Nghệ sĩ dương cầm Bokyung Lee và tình yêu Chùm hoa Việt Nam

Nghệ sĩ dương cầm Bokyung Lee và tình yêu “Chùm hoa Việt Nam”

Nghệ sĩ dương cầm Bokyung Lee đã từng tham gia giảng dạy và biểu diễn tại Việt Nam trong các chương trình từ thiện và hòa nhạc lớn từ năm 2016. Ấn tượng của cô về âm nhạc Việt Nam là những giai điệu dân ca và cô đã dành tài năng và tình yêu của mình để biểu diễn những ca khúc của Việt Nam bắt đầu từ “Chùm hoa Việt Nam”.

Top