Kinh tế

Khơi thông nguồn lực của kinh tế tư nhân

Thời gian qua, Kinh tế tư nhân (KTTN) Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực then chốt, không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP mà còn góp phần củng cố, tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế Việt Nam.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của KTTN thời gian qua là minh chứng cho thấy hiệu quả của việc triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã
Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dùng 10 từ cho khu vực KTTN đó là " tạo bình đẳng", "được bảo vệ", "khích lệ" và "trao cơ hội".
hội chủ nghĩa (Nghị quyết 10). Theo đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương: Nghị quyết 10 mở đường cho việc đưa ra những cơ chế, chính sách mới, phù hợp hơn và đột phá hơn nhằm phát triển KTTN trở thành một khu vực kinh tế năng động, sáng tạo với năng lực cạnh tranh và tác động lan tỏa cao tới các khu vực kinh tế khác, qua đó tới toàn bộ nền kinh tế.

Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương đã khẩn trương triển khai thể chế hóa Nghị quyết 10. Hàng loạt chương trình hành động cụ thể đã được các cấp thực thi một cách rốt ráo, quyết liệt với định hướng quan trọng là phát triển mạnh KTTN; kiến tạo môi trường thuận lợi, cạnh tranh, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển.


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm khu nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Công ty Cổ phần Trung Sơn
ở xã Trung Hóa, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: TTXVN


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu xem các sản phẩm ô tô của Tập đoàn Vingroup. Ảnh: TTXVN



Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) là sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam, sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2018.
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn có tổng mức đầu tư khoảng 7.700 tỷ đồng do Tập đoàn Sun Group đầu tư. Đây là Cảng hàng không quốc tế cấp 4E,
đón được những loại máy bay lớn như A350, B777, B787 và tương đương trở xuống. Ảnh: TTXVN



Vinhomes Times City là khu đô thị tổ hợp chung cư cao cấp, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... được tập đoàn Vingroup xây dựng
trên quỹ đất rộng khoảng 36 ha tại địa chỉ số 458 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Times City với lối kiến trúc Tây Âu hiện đại
cùng quần thể xanh rộng lớn đến từ hồ nước, cây xanh, vườn hoa... đang được đánh giá là khu đô thị đáng sống bậc nhất tại thành phố Hà Nội. Ảnh: VNP



Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của khu vực kinh tế tư nhân ở Đà Lạt chỉ chiếm 16% diện tích đất nông nghiệp,
nhưng lại đóng góp đến 30% giá trị toàn ngành của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: VNP



Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã đầu tư gần 1.200 tỷ đồng (50 triệu USD) xây dựng trang trại bò sữa trên diện tích 685 ha đất tại xã Long Khánh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Hiện trang trại này đang chăn nuôi 8.000 con bò, bê, nằm trong hệ thống trang trại chuẩn Global G.A.P lớn nhất châu Á. Ảnh: TTXVN



Đến hết tháng 8/2018, Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang (Tập đoàn Thủy sản Minh Phú) tại Khu công nghiệp sông Hậu,
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang sản xuất, xuất khẩu được hơn 11.680 tấn sản phẩm tôm,
tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, đạt doanh thu hơn 140 triệu USD, tạo việc làm cho hơn 6.500 lao động. Ảnh: TTXVN



Sản phẩm Quýt hồng Lai Vung của các hộ nông dân ở Đồng Tháp là đặc sản nổi tiếng khắp cả nước. Ảnh: VNP


Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận 2019 vừa được tổ chức là điều kiện để quảng bá tiềm năng thế mạnh, tôn vinh giá trị kinh tế cây nho,
nâng cao thương hiệu sản phẩm của những hộ kinh tế tư nhân trồng nho trong tỉnh. Ảnh: VNP



Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội chuyên sản xuất giầy xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Anh, Mỹ…, sản lượng 120.000 đôi/tháng, ổn định việc làm và thu nhập cho 600 cán bộ, công nhân. Ảnh: TTXVN


Sau hơn 2 thập kỷ hình thành và phát triển, từ một hợp tác xã chỉ có 7 thành viên, đến nay Công ty Cổ phần Động Lực đã trở thành một Tập đoàn sản xuất
các sản phẩm phục vụ thể thao hàng đầu Việt Nam. Hiện công ty đang xuất khẩu các sản phẩm sang một số thị trường như:
Ukraina, Hàn Quốc, Trung Quốc, Argentina, Hungari, Singapore... Ảnh: VNP



Niên vụ vải 2018, các hộ nông dân tỉnh Bắc Giang có gần 30.000 ha trồng vải cho thu hoạch, sản lượng ước đạt hơn 150.000 tấn quả,
tập trung ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang. Ảnh: Trọng Đạt, Hoàng Hùng, Vũ Sinh - TTXVN


Công nhân thị trấn Nông Trường Mộc Châu (Sơn La) thu hái chè vụ xuân. Nhiều thương hiệu nổi tiếng của Mộc Châu như chè Shan tuyết,
chè Ô Long Mộc Châu, sữa Mộc Châu giờ đã có mặt ở khắp các siêu thị lớn trên cả nước. Ảnh; VNP



Để cung cấp thức ăn cho bò, TH True Milk  có một cánh đồng nguyên liệu hơn 2.000 ha với các loại ngô, cao lương, hướng dương,
cỏ Mombasa (Mỹ) ở Nghĩa Đàn (Nghệ An). Cánh đồng cỏ áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật tiên tiến như máy làm đất, gieo hạt và thu hoạch cỡ lớn
có năng suất làm việc bằng 800 người làm thủ công. TH cũng đầu tư những cỗ máy tưới nước tự động dài từ 250 m đến 550 m. Ảnh: VNP



C
uộc chiến thương mại Mỹ-Trung và các FTA sẽ đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân thuộc ngành dệt may. Các doanh nghiệp sản xuất sợi
như Sợi Thế Kỷ sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ nhu cầu sợi trong nước tăng để cung ứng nguyên liệu cho hàng may mặc xuất khẩu. Ảnh: VNP

Với những cải cách đổi mới mạnh mẽ trong chính sách phát triển Kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước, thời gian qua, khu vực này đã có sự phát triển không chỉ về số lượng doanh nghiệp mà còn mở rộng về quy mô, năng lực. Số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, KTTN đang chiếm một lực lượng đông đảo với khoảng 700.000 doanh nghiệp và khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh. Qua các năm, số doanh nghiệp thành lập mới liên tiếp đạt kỷ lục. Riêng năm 2018, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 131.275 doanh nghiệp và tổng vốn đăng ký là 1.478,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,1% về số vốn đăng ký so với năm 2017.
 "Chúng ta cần tạo điều kiện không gian, nguồn lực, cơ hội cho khu vực KTTN phát triển thuận lợi hơn", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019.


Đáng chú ý, chỉ trong quý I-2019, cả nước có hơn 28.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 375,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% về số lượng và tăng 34,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018-đây là số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhất so với cùng kỳ 5 năm gần đây.

Theo thông tin từ Ban Kinh tế Trung ương, hằng năm, trong khu vực doanh nghiệp tư nhân đang có đóng góp lớn nhất vào Ngân sách Nhà nước với gần 50%; là khu vực chính tạo ra việc làm mới cho người lao động. Năm 2018, về vốn đầu tư, vốn của khu vực tư nhân chiếm 43,3% trong tổng nguồn vốn của xã hội; đã tạo ra hơn 40% GDP, đóng góp khoảng 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, khoảng 64% tổng lượng hàng hóa vận chuyển./.


Nghị quyết 10 đặt mục tiêu phát triển mạnh khu vực KTTN, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp để đến năm 2030, cả nước sẽ có 2 triệu doanh nghiệp, chủ yếu là DNTN; KTTN chiếm khoảng 60-65% GDP.

Bài: Hải Yến - Ảnh: VNP, TTXVN


Top