6 tháng đầu năm 2022, huyện Quốc Oai, Hà Nội đã và đang triển khai tốt công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông lâm thủy sản đồng thời phát triển chuỗi sản phẩm nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái, ứng dụng công nghệ cao và sản xuất tuần hoàn.
Nông nghiệp huyện Quốc Oai được chia làm 3 vùng: vùng ven sông Đáy, vùng Vàn, vùng bán Sơn địa. Với đặc điểm địa hình như trên, huyện Quốc Oai có thể phát triển đa dạng 3 lĩnh vực: Nông, Lâm, Thủy sản. Ban chỉ đạo huyện Quốc Oai đã kết hợp với Đoàn kiểm tra số 2-QĐ số 1071/QĐ-SNN của Sở NN và PTNT Hà Nội triển khai công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022.
Mùa thu hoạch lúa ở Quốc Oai. Ảnh: Khánh Long/VNP
Giống lúa Ngọc Thơm được trồng ở Quốc Oai cho chất lượng và năng suất tăng 20-30% so với giống lúa thuần truyền thống. Ảnh: Khánh Long/VNP
Công ty An Khanh farm thu mua và bao tiêu đầu ra sản phẩm cho bà con nông dân xã Ngọc Liệp. Ảnh: Khánh Long/VNP
Gạo Ngọc Thơm thành phẩm, trên bao bì thể hiện rõ thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ cụ thể. Ảnh: Khánh Long/VNP
Nghề làm miến ở làng So là nghề truyền thống kế thừa từ các thế hệ trong làng để lại. Ảnh: VNP
Miến truyền thống làng So được khách hàng ưa chuộng vì được sản xuất theo phương thức truyền thống, sản phẩm miến dai và ngon. Ảnh: VNP
Trong đó, huyện xây dựng chuỗi giá trị lúa cá hoặc lúa tôm (500-600ha); Chuỗi giá trị thủy sản truyền thống (700ha); Chuyển giao một số giống lúa mới và đẩy mạnh một số khâu cơ giới hóa trong sản xuất lúa. Trong năm 2022, có 3 mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả như: Mô hình trồng ổi của hộ gia đình ông Nguyễn Đình Dự tại xã Đồng Quang ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm Israel; Mô hình sản xuất rau nhà lưới quy trình VietGAP xã Cộng Hòa, 2,3 ha nhà lưới, sử dụng chế phẩm sinh học, phân giun quế trong trồng trọt; Mô hình sản xuất bưởi của hộ ông Lê Văn Tuấn, thôn Đồng Bèn, xã Đông Xuân với diện tích 2 ha ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm Israel…
Với hướng phát triển này, bộ mặt nông thôn huyện Quốc Oai có nhiều đổi mới. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 75 cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông lâm thủy sản. 6 tháng đầu năm 2022, phòng Kinh tế đã thẩm định 17 cơ sở, đã cấp 75/75 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định. Tính đến nay đã có 100% cơ sở ký cam kết trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Mô hình sản xuất chăn nuôi lợn tại HTX Đồng Tâm. Ảnh: TTXVN
Kiểm tra nguồn cung ứng thực phẩm cho chăn nuôi tại Quốc Oai. Ảnh: Khánh Long/VNP
Các cơ sở sản xuất tại huyện Quốc Oai đều đảm bảo đúng thủ tục giấy tờ, an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Khánh Long/VNP
Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm thịt lợn sinh học tại HTX Đồng Tâm. Ảnh: TTXVN
Đóng gói thịt lợn sạch tại cửa hàng Tâm An. Ảnh: TTXVN
Gói giò bằng lá chuối sạch tại chuỗi sản xuất thịt lợn sinh học HTX Đồng Tâm. Ảnh: Tư liệu
Sản phẩm thịt lợn sạch của HTX Đồng Tâm. Ảnh: Khánh Long/VNP
Sản phẩm giò sinh học của HTX Đồng Tâm. Ảnh: Khánh Long/VNP
Chuỗi sản phẩm thịt lợn của HTX Đồng Tâm sạch từ nguyên liệu đến thành phẩm. Ảnh: Khánh Long/VNP
Người tiêu dùng an tâm khi mua sản phẩm thịt lợn của HXT Đồng Tâm. Ảnh: Khánh Long/VNP
Đặc biệt, huyện cũng đã đẩy mạnh hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản, xây dựng, phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn như: Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm thịt lợn sinh học Đồng Tâm; Mô hình trồng và thâm canh chè xã Hòa Thạch; Mô hình chăn nuôi công nghệ cao xã Cấn Hữu; Mô hình nhãn chín muộn xã Đại Thành; mô hình trồng rau an toàn xã Yên Sơn, Cộng Hòa; Mô hình chuỗi liên kết gà Đồi xã Đông Yên.
Trên địa bàn huyện đã có 102 cơ sở với 212 sản phẩm được cấp mã QR truy xuất nguồn gốc. Trong 6 tháng đầu năm, huyện đã lấy 40 mẫu rau để kiểm tra trong đó 40/40 mẫu đạt chất lượng./.
Bài: Bích Vân - Ảnh: Khánh Long, TL