Văn hóa

Giấc mơ về một nền hòa bình

Nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Nhật Bản, tối 9/10/2011, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình Đại nhạc hội Việt - Nhật lần thứ 2 với tên gọi “Giấc mơ về một nền hòa bình”. Chương trình do Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức.
Chương trình Đại nhạc hội lần này quy tụ nhiều nghệ sĩ và nhóm nhạc nổi tiếng của cả hai nước như ca sĩ Hồ Quỳnh Hương, ca sĩ Tùng Dương của Việt Nam; nữ ca sĩ Godai Natsuko, nữ ca sĩ Koda Kumi, nhóm nhạc Exile, nhóm nhạc W-Inds của Nhật Bản.
Trong đêm diễn, các nghệ sĩ của hai nước không chỉ đã trải hết lòng mình qua những bài hát và điệu múa truyền thống mà còn cháy hết mình với những giai điệu trẻ trung, sôi động. Vì vậy, đêm diễn đã để lại những ấn tượng đặc biệt đối với khán giả Thủ đô Hà Nội
 
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Khán phòng Nhà hát lớn Hà Nội chật cứng người trong đêm Đại nhạc hội Việt - Nhật lần thứ 2
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Ngài Sugi Ryotaro, Đại sứ hữu nghị đặc biệt Việt - Nhật
cùng hát với 50 người con nuôi mà ông đã nhận đỡ đầu tại Làng trẻ em Birla Hà Nội.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Nữ ca sĩ Goida Natsuko, Phu nhân đại sứ Sugi Ryotaro dịu dàng với một bài dân ca Nhật Bản.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Ban nhạc được ưa chuộng nhất Nhật Bản Exile biểu diễn trong đêm Đại nhạc hội.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Sự sôi động của những cô gái thuộc nhóm nhạc trẻ AKB 48 đến từ Nhật Bản.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Nữ ca sĩ nổi tiếng của Nhật Bản Koda Kumi.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Nam ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam Tùng Dương phiêu với nhạc phẩm "Mưa bay tháp cổ"

 
Theo ngài Sugi Ryotaro, Đại sứ hữu nghị đặc biệt Việt - Nhật: “ Chúng tôi muốn tổ chức đêm diễn một phần để cảm ơn các bạn Việt Nam đã chung sức giúp đỡ đất nước chúng tôi vượt qua cơn sóng thần lịch sử và một phần để động viên những nạn nhân của thảm họa sóng thần ở Nhật Bản cố gắng để vượt qua thời khắc khó khăn này”.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Việt Nam Huỳnh Vĩnh Ái cũng đã gửi tới những người bạn Nhật Bản những lời chia sẻ hết sức chân thành, ông nói: “Chúng tôi luôn ở bên các bạn, mong các bạn hãy cố gắng vượt qua thảm họa sóng thần. Đêm diễn đã gây ấn tượng mạnh trong lòng cá nhân tôi. Tôi mong rằng, một tương lai không xa, Đại nhạc hội lần thứ 3 sẽ được tổ chức”.
 
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Việt Nam Huỳnh Vĩnh Ái phát biểu trong đêm diễn.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Đêm diễn là cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa của các nghệ sĩ Việt Nam và Nhật Bản.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Khán giả Việt Nam cùng gửi những lời chia sẻ chân thành đến với người dân Nhật Bản đang chịu thảm họa từ thiên tai sóng thần.
Ảnh đẹp - Báo Ảnh
Chương trình đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới báo chí hai nước.

 
Kết thúc đêm diễn, khán giả lại được chứng kiến những hình ảnh đầy xúc động khi tất cả những người có mặt trong khán phòng Nhà hát lớn Hà Nội đã cùng đứng dậy hô vang những lời động viên để gửi tới những người dân Nhận Bản đang chịu cảnh thảm họa của sóng thần.
Đêm nhạc Đại nhạc hội Việt - Nhật lần thứ 2 đã khép lại nhưng dư âm của tình bạn và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản dường như vẫn còn vang vọng mãi. Bởi tất cả đều mong muốn gửi gắm cho nhau những ước nguyện và sự sẻ chia về một giấc mơ hòa bình và hạnh phúc./.
 
Thực hiện: Tất Sơn
 

162 hình đúc trên Cửu đỉnh Huế được công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới

162 hình đúc trên Cửu đỉnh Huế được công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới

Vào lúc 13h09 phút, ngày 08/05 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên 09 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”  (162 hình đúc trên Cửu đỉnh Huế - PV) của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành Di sản Tư liệu của Chương trình Kí ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Top