Du lịch

Du ngoạn Ngũ Hành Sơn

Nằm bên cạnh bãi biển Mỹ Khê tuyệt đẹp, núi Ngũ Hành Sơn đang là điểm đến ưa thích của du khách khi đến với phố biển Đà Nẵng. Đến đây, du khách không chỉ được khám phá hệ thống hang động đẹp mà còn có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm đá tinh xảo của làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống Non Nước.
Được hình thành bởi năm ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Hỏa Sơn, Thủy Sơn và Thổ Sơn chia thành năm hướng theo ngũ hành cùng với rất nhiều sự huyền bí của các hệ thống hang động nên vào thế kỷ 19 trong một lần đặt chân tới đây, vua Minh Mạng đã đặt tên cho núi là Ngũ Hành Sơn. Ngày nay, sau nhiều sự thay đổi của năm tháng, Ngũ Hành Sơn vẫn giữ cho mình vẻ đẹp của sự tĩnh mịch và linh thiêng.

Đối với những du khách ưa thích khám phá hang động thì Ngũ Hành Sơn là điểm dừng chân rất thú vị. Vào khu vực chân núi du khách sẽ được tham quan động Âm Phủ, đây là một trong những hang dài nhất, huyền bí nhất trong hệ thống hang động của Ngũ Hành Sơn. Tương truyền, vào thời vua Minh Mạng trong một lần tới Ngũ Hành Sơn, vì muốn khám phá hang động này, ông liền sai 12 người lính thắp đuốc đi xuống. Sau một thời gian xuống hang, họ liền trở lên và quỳ gối chịu tội để xin vua rút lại lệnh thám sát. Vua bằng lòng nhưng lại cho ném mấy trái cây có khắc chữ của ông xuống hang. Hôm sau, người ta phát hiện chúng nằm trên bãi biển. Với sự huyền bí ấy hang động này được đặt tên là động Âm Phủ nhằm mệnh danh như là “lối vào địa ngục”.



Du khách thăm động Âm Phủ nằm ngay dưới chân núi Thủy Sơn. Ảnh: Tất Sơn


Cửa vào động Âm Phủ, một trong những hang động lớn nhất
của hệ thống hang động của Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Tất Sơn



Động Âm Phủ là địa điểm dành thích hợp dành cho những du khách
ưa thích khám phá hang động. Ảnh: Tất Sơn



Bức tượng tạc trên đá trong động Âm Phủ. Ảnh: Tất Sơn


Du khách khám phá động Âm Phủ. Ảnh: Tất Sơn


Động Huyền Không mang trong mình vẻ đẹp linh thiêng và huyền ảo. Ảnh: Tất Sơn


Những bậc thang bằng đá đưa du khách khám phá những hang động trong Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Tất Sơn


Một lối lên dẫn du khách lên đỉnh núi Thủy Sơn. Ảnh: Tất Sơn


Du khách chinh phục đỉnh núi Thủy Sơn. Thủy Sơn là đỉnh núi cao nhất
(106 m)
trong 5 ngọn núi ở Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Tư liệu BAVN


Làng điêu khắc đá Non Nước nhìn từ đỉnh Thủy Sơn. Ảnh: Tư liệu BAVN



Du khách thăm thú Vọng Giang Đài trên núi Thủy Sơn. Ảnh: Tư liệu BAVN


Đường lên chùa Tam Thai trên núi Thủy Sơn. Ảnh: Tư liệu BAVN



Điều thú vị ở Ngũ Hành Sơn là sự đan xen giữa hệ thống hang động
là quần thể những ngôi chùa cổ kính. Ảnh: Tất Sơn



Đến với Ngũ Hành Sơn du khách còn có thể chiêm ngưỡng n
hững sản phẩm đá mỹ nghệ truyền thống của làng non nước. Ảnh: Tất Sơn


Ngoài động Âm Phủ du khách có thể đến tham quan rất nhiều động khác như: Động Vân Thông, Huyền Vi, Huyền Không… Tất cả tuy không đồ sộ, hoàng tráng nhưng lại mang đến những cung bậc cảm xúc khác nhau nhờ vẻ đẹp linh thiêng, huyền ảo. Trong đó, đẹp và nổi tiếng nhất là động Huyền Không nằm trên núi Thủy Sơn. Đây là một hang động lộ thiên nên khi đặt chân tới đây du khách sẽ thấy cảm giác khô ráo và thoáng mát.

Điều thú vị khi du khách khám phá Ngũ Hành Sơn là sự đan xen giữa hệ thống hang động là quần thể những ngôi chùa cổ kính. Những ngôi chùa ở đây hầu hết được xây dựng với thế tựa lưng vào núi.

Sau những giây phút thưởng ngoạn vẻ đẹp núi Ngũ Hành, du khách có thể đi bộ để chiêm ngưỡng làng đã mỹ nghệ truyền thống Non Nước nằm ngay dưới chân núi. Đây là một trong những làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng đã gần 400 năm tuổi, nổi tiếng với những sản phẩm đá mỹ nghệ tinh xảo. Những gian hàng đá mỹ nghệ rất phong phú về chủng loại sẽ là những món quà lưu niệm đầy ý nghĩa sau chuyến đi./.   

 
Thực hiện: Tất Sơn

Chùa Mét - ngôi cổ tự trên đất học Cổ Am

Chùa Mét - ngôi cổ tự trên "đất học" Cổ Am

Toạ lạc trên địa bàn xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, Chùa Mét được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI bởi tướng quân Trần Khắc Trang. Ngôi chùa này từng là nơi tu hành của nhiều nhà sư nổi tiếng (trong đó có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) nên được coi là một trường học Phật giáo, một trung tâm văn hóa của vùng Cổ Am.

Top