Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan rất hồ hởi nhắc lại những kỷ niệm khi sát cánh cùng các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) xây dựng nội dung báo cáo Việt Nam 2035, dự báo về "tương lai thịnh vượng".
Chứng kiến cả quá trình dài, bà kể rằng đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước đã rất mất nhiều thời gian để nghiên cứu chi tiết về quá trình 30 năm đổi mới (1986-2016), tìm ra những hướng đi mới cho mục tiêu 2035.
Mục tiêu 2035 mà bà Lan nhắc đến, đó là “khát vọng Việt Nam 2035”, về một Việt Nam thịnh vượng, người dân có thu nhập ở mức trung bình cao của thế giới. Tiềm lực và vị thế của quốc gia được nâng cao, nền kinh tế hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu.
Hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu được coi là một trong những điểm mấu chốt của Việt Nam trong thời gian tới, khi mà Việt Nam phấn đấu nằm trong nhóm nước thu nhập trung bình cao, 50% dân số sẽ thuộc tầng lớp trung lưu.
![]() Tp. Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Luân ![]() Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh (phải) và đại diện các nước tại lễ ký Hiệp định CPTPP ở Santiago, Chile, ngày 8/3. Ảnh: AFP/TTXVN ![]() Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn cho Việt Nam và tạo ra hàng triệu việc làm cho các lao động trong thời gian tới, trong đó, các ngành dệt may, giày da, điện tử… là những ngành thu hút rất nhiều lao động. Ảnh: TTXVN |
Theo tính toán, để Việt Nam sớm đạt được mục tiêu 2035, khi mà mỗi người dân có thu nhập trung bình 7.000 USD, Việt Nam phải duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, ít nhất khoảng 6-7%/năm. Để tăng trưởng cao, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn nhấn mạnh đến việc Việt Nam phải tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất và hiệu quả, hội nhập sâu rộng với thế giới. Nghĩa là Việt Nam phải tạo ra một động lực mới cho tăng GDP, thay vì phụ thuộc vào khai thác khoáng sản, vốn đầu tư của Nhà nước như trước kia.
Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đánh giá nhờ có CPTPP, kim ngạch xuất nhập khẩu có khả năng tăng thêm khoảng 4,04% đến năm 2035. CPTPP có thể tạo thêm 20.000-26.000 việc làm/năm. Hội nhập chính là con đường hiện thực hóa mục tiêu thịnh vượng của Việt Nam.
|
Là người gắn bó gần 10 năm với quá trình đàm phán CPTPP của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khẳng định, hiệp định sẽ tác động rất rộng đến nhiều lĩnh vực. Ngoài việc mở rộng thị trường đó là vấn đề cải thiện thể chế, nâng cao sức cạnh tranh, thiết chế lao động, mua sắm công... Nếu tận dụng tốt, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn hiện tại.
TS. Lương Văn Khôi, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia, thì đưa ra con số cụ thể hơn. Ông dự báo do tác động của cắt giảm thuế quan, CPTPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 4,7% vào năm 2035 so với hiện tại.
Nghĩa là, nếu GDP năm 2017 của Việt Nam là 224 tỷ USD, đến năm 2025 sẽ tăng thêm được 4,7% của năm 2017. Điều này đồng nghĩa là GDP sẽ tăng được 10,5 tỷ USD (khoảng 230.000 tỷ đồng). Ông đánh giá đó là một con số rất lớn khi tham gia một hiệp định thương mại tự do.
Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội cũng đánh giá nhờ có CPTPP, kim ngạch xuất nhập khẩu có khả năng tăng thêm khoảng 4,04% đến năm 2035. Kim ngạch nhập khẩu có khả năng tăng 3,8-4,6% và nhiều khả năng nguy cơ thâm hụt thương mại được kiềm chế theo thời gian.
![]() 6 tháng đầu năm 2018, tỉnh Tiền Giang đạt kim ngạch xuất khẩu 1,27 tỉ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tiền Giang là nông – thủy sản, ống đồng, giày da, may mặc… Ảnh: Minh Trí - TTXVN ![]() Tính đến tháng 9/2018, toàn tỉnh Nam Định có 98 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 3,3 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào cả ba lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; trong đó, lĩnh vực may mặc, da giầy và phụ trợ may chiếm đa số với trên 60 dự án, tổng số vốn đăng ký trên 850 triệu USD. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN ![]() Đến hết quý 3 năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Bình Định đạt 875,8 triệu USD; trong đó xuất khẩu đạt 587,8 triệu USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu ổn định và có mức tăng cao là nông sản, gạo, giầy, dép, đá xây dựng và sắt thép...Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN ![]() 9 tháng năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 29,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 73% kế hoạch năm. Trong ảnh: Thủy sản là một trong 4 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất 9 tháng năm 2018. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN ![]() 7 tháng đầu năm 2018, Công ty TNHH trái cây Mê Kông tại khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, Cần Thơ đã chế biến và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Canada, Germany, Campuchia và Iran được hơn 700 tấn sản phẩm nông sản sấy khô, đạt doanh thu 70 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN |
Về thu hút FDI, phần đầu tư của 11 nước thành viên CPTPP vào Việt Nam chiếm khoảng 25% tổng mức đầu tư. Trong CPTPP, Nhật Bản là nước có FDI vào Việt Nam lớn nhất (chiếm 41,5%), tiếp đến là Singapore (38,3%) và Malaysia (11,7%). Các nước khác như Canada, New Zealand, Brunei, Australia chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Theo Chính phủ, CPTPP cũng có thể tạo thêm 20.000-26.000 việc làm/năm cho Việt Nam.
Các chuyên gia đều thống nhất Việt Nam cần những nhân tố đột phá để tạo thêm động lực cho tăng trưởng. Hội nhập kinh tế quốc tế chính là “cú hích” quan trọng tạo thêm động lực đó.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh CPTPP sẽ mang lại động lực gián tiếp để thúc đẩy tăng trưởng. Theo đó, doanh nghiệp Việt khi phát triển lớn mạnh thì cần có sân chơi lớn hơn. CPTPP chính là việc mang lại thị trường rộng lớn hơn, đặc biệt là sân chơi giữa các nước lớn với nhau./.
Bài: VNP Tổng hợp - Ảnh: VNP, TTXVN, AFP