Với thói quen đọc sách và xem phim ảnh, những ngày nghỉ dịch Covid, chị Hồng đã mang hết sách báo ra làm thử một bức tranh hoa cúc cùng bài thơ tặng cho các em học sinh của mình. Sau khi làm xong, cảm thấy như bị cuốn vào thú vui này, chị bắt đầu đưa tác phẩm mình làm lên mạng xã hội đồng thời xin mọi người sách báo cũ và được rất nhiều người ủng hộ. Tuy nhiên, mỗi lần chị chỉ nhận một ít để đúng phương châm làm nghệ thuật từ việc tái chế sách báo không dùng.
Những tờ báo được chị Hồng sử dụng chủ yếu là tờ báo có sắc màu chứ không phụ thuộc vào độ cũ mới và chất lượng của giấy báo. Việc làm tranh từ giấy báo bỏ đi là chị tự nghĩ, tự nhìn rồi tự hình dung ra từng bước làm, sau mỗi tác phẩm sẽ tự học hỏi được nhiều kỹ thuật.
Chị Nguyễn Thị Kim Hồng (sinh năm 1986) giáo viên trường mầm non Montessori Hà Nội
đã khéo léo dùng các mảnh vụn để ghép nối thành những bức tranh sống động.
Từ bé, chị Hồng đã có niềm yêu thích với hội họa nhưng chưa từng được đi học và theo đuổi ngành này.
Công việc cắt hình trên báo, tạp chí tốn khá nhiều thời gian.
Cắt viền những hình nhỏ trên báo đòi hỏi người làm phải khéo tay.
Mỗi một hình ghép vào bức tranh đều được chị Hồng tính toán, chọn màu sắc phù hợp.
Sử dụng keo sữa để dán những miếng giấy báo lên bức tranh.
Những mẩu giấy báo, tạp chí được chị Hồng phân loại, lưu giữ để ghép tranh.
Các mẩu giấy thừa được chị Hồng phân loại và lưu giữ để ghép tranh.
|
Sau khi gom được những mảnh miếng mà nghĩ là có thể làm nên bức tranh, chị Hồng sẽ cắt và xé sẵn ra những chi tiết của bức tranh. Sau đó ráp nền trước vì từ nền thì mới quyết được hình chính là màu gì cho phù hợp. Thông thường chị Hồng thường ghép lại xong một cụm chi tiết rồi sẽ dùng keo dán vào, bởi nếu dán sẵn thì rất dễ hỏng trong khi sẽ có nhiều sự điều chỉnh các chi tiết cho hài hòa tổng thể bức tranh.
Chủ đề tranh giấy báo của chị Hồng khá phong phú, những hình ảnh đời sống hàng ngày chị thường làm là hoa lá, con vật, hay hình ảnh nhân vật trong những câu chuyện, bộ phim. Hầu hết chủ đề tranh chị làm mang âm hưởng dân gian nhưng cách tạo hình và phối màu lại hiện đại.
Để làm được phần đuôi và chùm lông trên cổ của chú gà trong bức tranh,
chị Hồng đã phải thử đặt vào hàng trăm mẩu giấy có màu sắc khác nhau.
Những bông hoa đủ màu sắc được làm từ giấy báo và tạp chí.
Hiệu ứng màu sắc rất lạ trong bức tranh “Cậu bé”.
Bức tranh này được chị Hồng làm trong hơn một tuần.
Chưa từng học qua ngành hội họa nên việc tạo hình khuôn mặt người là điều khó nhất với chị.
Một bó hoa tuyệt đẹp được tái hiện trên tranh ghép giấy của chị Hồng.
Bức tranh này có tên "Hy vọng", được chị Hồng làm vào tháng 10 năm ngoái.
Tranh được đem bán đấu giá ủng hộ vào chương trình dự án nhà chống lũ và những người thân bị ảnh hưởng trong đợt lũ ở quê nhà Nghệ An.
Những chi tiết độc đáo bằng giấy báo và tạp chí trong tranh ghép giấy của chị Nguyễn Thị Kim Hồng.
|
Mặc dù làm vì sở thích đam mê nhưng tranh của chị Hồng đã được khá nhiều người tìm đến mua, tuy nhiên với những bức tranh gắn với kỉ niệm thì thường chị sẽ giữ lại hoặc tặng cho người thân, bạn bè.
“Việc làm tranh giấy này giúp tôi có thể thỏa sức sáng tạo với đam mê vốn có của mình. Mỗi lần hoàn thiện những bức tranh là một lần khám phá giới hạn của bản thân", chị Hồng chia sẻ.
/.