Đời sống Việt

Quê hương của chiếc nón bài thơ

Làng nón Mỹ Lam nằm êm đềm bên con sông Như Ý hiền hòa thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là quê hương của chiếc nón bài thơ xứ Huế nổi tiếng gần xa.
Chúng tôi đến Mỹ Lam cùng với đoàn khách du lịch khi họ muốn tận mắt nhìn thấy cách làm nón lá ở đây. Người dân làng nghề miệt mài quanh năm suốt tháng bên khung tre, đường kim mũi chỉ để cho ra những chiếc nón xinh xắn.

Bao đời nay, nghề chằm nón ở Mỹ Lam vẫn làm theo cách thủ công. Để làm ra được chiếc nón tưởng chừng đơn giản nhưng phải trải qua trất nhiều công đoạn tỉ mỉ từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến chằm hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản. Trong đó, một trong những công đoạn khó là “khâu nón”. Những người thợ lành nghề khi khâu nón phải luồn mũi kim lên xuống đều đặn sao cho lỗ khâu thật khít, khéo léo giấu những nốt nối vào trong lòng chiếc nón lá. Khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng.



Nghề làm nón lá đã gắn liền với làng Mỹ Lam  từ năm 1860. Hơn 150 năm qua, nghề làm nón đã nuôi sống
biết bao thế hệ dân làng. Ở Mỹ Lam có khoảng 80% số hộ trong làng làm nghề khi nông nhàn.


Nguyên liệu lá dùng để làm nón là lá non của cây Bồ Qui Diệp,
sau khi hái trên rừng đem về phơi sương rồi nức vàng và ủi cho phẳng.


Khung để làm nón ở Mỹ Lam có 16 nan.


 Nón Mỹ Lam được làm từ hai lớp, người thợ phải khéo léo
để khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp, giúp nón mỏng và thanh.


Nghề chằm nón ở Mỹ Lam chủ yếu là phụ nữ.


Một trong những công đoạn khó là “khâu nón”.


Những người thợ lành nghề khi khâu nón phải luồn mũi kim lên xuống đều đặn
sao cho lỗ khâu thật khít, khéo léo giấu những nốt nối vào trong lòng chiếc nón lá.



Để làm ra được chiếc nón, người thợ làng Mỹ Lam phải trải qua trất nhiều công đoạn tỉ mỉ.



Những hình ảnh ấn tượng các bà, các chị, đang ngồi khâu nón lá, miệng cười nói vui vẻ khiến du khách rất thích thú.


Mặc dù nghề cho thu nhập không cao nhưng cũng đủ giúp nhiều gia đình trong làng ổn định kinh tế cho con cái ăn học.


Sản phẩm nón lá của làng nón Mỹ Lam.


Du khách trải nghiệm nón lá Mỹ Lam. Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam


Nón bài thơ xứ Huế được trình diễn trong  Lễ hội áo dài của kỳ Festival 2014. Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam

 

Nón lá Mỹ Lam nổi tiếng bởi độ mỏng, thanh, đẹp, bền được người tiêu dùng rất yêu chuộng. Sản phầm của làng nghề được các thương lái đưa đi tiêu thụ khắp cả nước. Ngày nay, để đáp ứng thị hiếu của thị trường mà chiếc nón lá cũng được đa dạng hóa với nhiều loại, kiểu dáng khác nhau. Tùy từng loại nón theo yêu cầu mà có giá từ 20.000 đồng cho đến 50.000 đồng/chiếc hay làm theo ý của du khách đặt thì có giá còn cao hơn nữa.

Bà Lê Thị Yến có 50 năm gắn bó với nghề chằm nón, là một trong nhữngn gười có thâm niên lâu đời ở làng Mỹ Lam chia sẻ: "Mặc dù nghề cho thu nhập không cao nhưng cũng đủ giúp nhiều gia đình trong làng ổn định kinh tế cho con cái ăn học”.

Làng nón Mỹ Lam giờ là điểm tham quan yêu thích của du khách khi ghe thăm đất Cố đô. Những hình ảnh ấn tượng các bà, các chị, ngồi giữa gian nhà khâu nón lá, tay thoăn thoắt nhưng miệng cười nói vui vẻ khiến du khách rất thích thú./.



Bài: Nguyễn Oanh - Ảnh: Đặng Kim Phương và TL Báo ảnh Việt Nam

Chic Chillax - nơi thương nhớ đồng quê xứ Quảng

Chic Chillax - nơi thương nhớ đồng quê xứ Quảng

Thay vì những không gian thưởng thức cà phê đường phố ồn ào, náo nhiệt như thường thấy thì giờ đây mô hình những quán cà phê mang phong cách đồng quê đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng vì ở đó người ta tìm thấy sự thư giãn bình yên, một liệu pháp chữa lành chứng quá tải của đời sống đô thị thời hiện đại. Và đó chính là sự thú vị mà Chic Chillax, một không gian thưởng thức cà phê mang đậm phong vị đồng quê xứ Quảng mà nhiều người khó có thể bỏ qua khi đến với phố cổ Hội An.

Top