Văn hóa

Quảng Nam – Điểm đến của hành trình di sản miền Trung

Quảng Nam là vùng đất văn hóa, là điểm đến đầy ấn tượng trong hành trình khám phá di sản của miền Trung, bởi nơi đây có Di sản Văn hóa Thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An và Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm nổi tiếng thế giới.
Trải qua hành trình 20 năm kể từ khi được UNESCO vinh danh, vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian và thời tiết, thiên tai khắc nghiệt, các di sản quý báu trên vùng đất Quảng Nam đã được bảo vệ, trùng tu, tôn tạo kịp thời, hiệu quả nên ngày càng trở nên lung linh nhiều sắc màu trong mắt của bè bạn năm châu, trở thành điểm đến ấn tượng đối với du khách trong hành trình khám phá các di sản ở miền Trung.
 
Đánh giá về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản của tỉnh Quảng Nam, Ông Michael Croft, Trưởng Văn phòng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết, Khu đền tháp Mỹ Sơn từng là một phế tích với nhiều tổn thương, đổ nát sau chiến tranh nay trở thành một trong những điển hình thành công bậc nhất về công tác bảo tồn và gìn giữ di sản dạng khảo cổ kiến trúc tại khu vực Đông Nam Á. Giống như Mỹ Sơn, Hội An thể hiện rõ mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền và cộng đồng địa phương trong công tác bảo tồn di sản vô giá này. Hơn thế nữa Hội An còn phản ánh một mô hình thực tiễn của sự gắn kết giữa di sản văn hóa và công cuộc phát triển kinh tế xã hội và tác động tương hỗ của hai quá trình này với nhau.
 


Lễ kỉ niệm 20 năm Hội An, Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới
và 10 năm Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới. Ảnh: Thanh Hòa


Cầu tàu du lịch ở Cù Lao Chàm. Ảnh: Thanh Hòa


Du khách nước ngoài đến khám phá Cù Lao Chàm. Ảnh: Thanh Hòa


Mỗi ngày Cù Lao Chàm đón khoảng 2.500 - 3.000 khách tham quan. Ảnh: Thanh Hòa


Vẻ đẹp hoang sơ, trong lành của Cù Lao Chàm. Ảnh: Thanh Hòa


Cù Lao Chàm nổi tiếng với nhiều loại hải sản tươi ngon. Ảnh: Thanh Hòa


Lặn biển ở Cù Lao Chàm. Ảnh: Thanh Hòa


Khung cảnh trên bến dưới thuyền ở Phố cổ Hội An. Ảnh: Thanh Hòa


Hội quán Phúc Kiến của người Hoa ở Hội An. Ảnh: Thanh Hòa


Phố nhỏ đặc trưng ở Phố cổ Hội An. Ảnh: Thanh Hòa


Nhà cổ Tấn Ký, ngôi nhà cổ nổi tiếng được công nhận là Di tích Quốc gia ở Hội An. Ảnh: Thanh Hòa


Hội An luôn được đánh giá là điểm đến nổi tiếng trên thế giới. Ảnh: Thanh Hòa


Vẻ đẹp cổ kính và huyền bí của Mỹ Sơn. Ảnh: Thanh Hòa


Từ một phế tích đổ nát Mỹ Sơn đã hồi sinh nhờ bảo tồn và tôn tạo tốt. Ảnh: Thanh Hòa


Vẻ đẹp vượt thời gian của những bức tượng điêu khắc bằng đá sa thạch ở Mỹ Sơn. Ảnh: Thanh Hòa



Hai du khách người Ấn Độ chụp ảnh kỉ niệm khi đến thăm Mỹ Sơn. Ảnh: Thanh Hòa



Du khách nước ngoài chụp ảnh kỉ niệm khi đến với Mỹ Sơn. Ảnh: Thanh Hòa



Huyền ảo vũ điệu apsara ở Mỹ Sơn. Ảnh: Thanh Hòa

Phát biểu tại Lễ kỉ niệm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong những năm qua, việc bảo vệ, phát huy giá trị các di sản thế giới luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt coi trọng. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị các di sản thế giới làm cơ sở để thực hiện cam kết với UNESCO trong việc bảo vệ tốt nhất giá trị nổi bật toàn cầu của di sản... 
 
Nhân dịp này, Thủ tướng biểu dương những nỗ lực của tỉnh Quảng Nam và các bộ, ngành trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Thủ tướng cho rằng, Quảng Nam là vùng đất địa linh nhân kiệt, hiếm có nơi nào trên cùng một địa phương có đến hai di sản văn hóa thế giới độc đáo, huyền bí như Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Đây cũng là nơi hội tụ và giao thoa nhiều giá trị kinh tế, văn hóa, lịch sử tâm linh của nhiều nền văn minh cổ đại như Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Chăm pa, Sa Huỳnh…
 
Theo Thủ tướng, di sản văn hóa, các di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận, không chỉ đem lại sinh kế, thu nhập cho ngành du lịch; mà quan trọng và thiêng liêng hơn tất cả, đó còn là niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc chúng ta về lịch sử hình thành, phát triển của đất nước.
 
Vì vậy, Thủ tướng đề nghị, tất cả những địa danh di sản Việt Nam, trong đó có Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn cần đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển các sản phẩm du lịch, mô hình dịch vụ một cách đa dạng, bền vững, phù hợp với bản sắc văn hóa, đảm bảo hài hòa về kinh tế -  xã hội và môi trường./.


Bài, ảnh: Thanh Hòa

DK1 vững vàng nơi đầu sóng

DK1 vững vàng nơi đầu sóng

Trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, hơn 35 năm qua, Nhà giàn DK1 vẫn luôn đứng đó, sừng sững, hiên ngang như một “pháo đài thép”. Giữa sóng gió trùng khơi, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1 vẫn luôn nắm chắc tay súng, vững chân sóng giữ cho lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam tung bay, khẳng định đanh thép chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Top