Văn hóa

Người thầy giáo 30 năm "xây dựng" phòng thí nghiệm Vật lý cho học sinh

Suốt nhiều năm qua, trăn trở với thực trạng học "chay" dẫn đến kém hiệu quả trong việc dạy và học ở bộ môn Vật lý, thầy Mai Văn Túc, giáo viên bộ môn Vật lý của trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đầu tư xây dựng một trung tâm thực hành vật lý cho học sinh Việt Nam.
Trong căn nhà 5 tầng của thầy Mai Văn Túc ở phố Vũ Hữu (Hà Nội) ngập đồ cũ được bày biện từ phòng khách đến phòng ngủ. Đó là công sức hơn 30 năm thầy Túc đi khắp nơi sưu tầm những món đồ hỏng hóc, rồi vận dụng kiến thức, bỏ công sức tìm linh kiện chính hãng để khôi phục như nguyên gốc, sử dụng thành những thiết bị trong thực hành vật lý.

Thầy Túc cho biết, từ năm 2000, ngày nào thầy cũng mày mò làm thí nghiệm theo sách giáo khoa và dạy cho các học sinh của mình lý thuyết trên cơ sở thực hành thí nghiệm. Đến năm 2015, khi nhận thấy việc nhiều mô hình thí nghiệm được mua về nhưng hầu hết các giáo viên không thực hiện trực tiếp trong giờ dạy và học sinh không được thực hành trong phòng thí nghiệm, đồng thời ý thức được việc học đi đôi với hành có tác dụng thế nào đối với sự phát triển khoa học kỹ thuật của đất nước, thầy Túc đã mở Trung tâm thí nghiệm Vật lý Edison. Trung tâm thí nghiệm vật lý Edison dành cho học sinh từ lớp 6 đến đại học và các thầy cô dạy bộ môn Vật lý ở các tỉnh thành đến học và thực hành.



Thầy giáo Mai Văn Túc – giáo viên bộ môn Vật lý của trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội)
đã đầu tư xây dựng một trung tâm thực hành vật lý cho học sinh Việt Nam.


Lớp học của thầy Mai Văn Túc nằm trên con phố Vũ Hữu được đông đảo học sinh tới học tập và thực hành tại đây.


Thầy Túc đang giảng dạy, hướng dẫn cho các em học sinh qua các bài học thí nghiệm thực hành trên lớp.


Các em học sinh thích thú khi vừa học lý thuyết xong là có thể thực hành ngay trong buổi học.


Nhờ có các bài thí nghiệm thực tế mà nhiều em học sinh có thể hiểu rõ hơn về các bài học trong giáo trình của mình.


Ngoài các em học sinh tại Việt Nam, thầy Túc còn hướng dẫn nhiều du học sinh từ ngước ngoài trở về nước vì dịch bệnh Covid-19.


Căn phòng thầy Mai Văn Túc chế tạo ra những bộ thí nghiệm để giới thiệu đến các em học sinh.


Thầy Mai Văn Túc đang nghiên cứu chế tạo ra một thí nghiệm mới cho các em học sinh.






Một số mẫu thí nghiệm thầy Túc đã tự tay làm cho các học sinh.

Hiện tại Trung tâm thí nghiệm Vật lý Edison có hàng trăm bộ thí nghiệm do thầy Túc tự tay sáng chế cũng như mua bên nước ngoài trong những chuyến đưa học sinh đi thi các kỳ thi quốc tế ở nước ngoài. Bên cạnh những bộ thí nghiệm theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, còn có những mô hình thí nghiệm nâng cao chú trọng tạo hứng thú và thách thức cho học sinh có thêm tính sáng tạo trong quá trình giải quyết vấn đề từ việc tự chọn phương án, vật liệu và hình dạng cấu trúc của mô hình thí nghiệm. Trong đó, có thể kể đến bộ tổ hợp thí nghiệm điện do thầy Túc sáng chế ra để có thể làm ra có 500 bài thí nghiệm khác nhau với độ chính xác cao, dành các học sinh cấp trung học cơ sở đến đại học thực hành.

Trong các buổi dạy của mình, thầy Túc đưa ra phương pháp dạy học bằng việc giúp học sinh tiếp cận lý thuyết thông qua các thiết bị, có thể nhìn thấy hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm thực tế thay vì mô tả mơ hồ trên lý thuyết. Điều này vừa tiết kiệm được thời gian thực hành cũng như người học hiểu rõ bản chất vấn đề các nghiên cứu vật lý ảnh hưởng thế nào đến kỹ năng và sáng tạo trong công việc thực tế.

Thầy Túc truyền đạt lý thuyết cơ bản, hiểu đúng bản chất, sau đó từ đó cộng với công cụ toán học có thể suy luận mọi bài tập và có thể làm được nhiều thí nghiệm ứng dụng vào cuộc sống. Còn học sinh nhờ được học tập qua các thí nghiệm trực quan, sinh động sẽ nhớ nhanh và hiểu tường tận các kiến thức bài học, gắn được những kiến thức đó với đời sống để phát triển những tiện ích hàng ngày. Chẳng hạn, chỉ từ một bài tập đo độ dài nhưng thầy sẽ giúp học sinh thực hành để hiểu được ý nghĩa của việc đo độ dài để làm gì, hậu quả của việc đo sai độ dài sẽ thế nào. Hay để kích thích sự sáng tạo của học sinh, thầy Túc đưa ra bài đo khối lượng trên mảnh bìa sách có bản đồ Việt Nam người ta đề tỉ lệ, bằng một cái cân và một cái kéo thì học sinh có thể xác định được diện tích đất liền của Việt Nam…

Hiện nay, ngoài những học sinh đang học theo học tại Việt Nam đến học ở Trung tâm thí nghiệm Vật lý Edison, còn có những du học sinh nước ngoài tìm đến thực hành để gửi báo cáo kết quả nghiên cứu hàng ngày cho bên trường trong quá trình học online vì dịch Covid 19.

Thầy Túc chia sẻ: “Ưu tiên hàng đầu của Trung tâm thí nghiệm Vật lý Edison là học gắn liền với thực tiễn và từ thực tiễn sẽ khơi nguồn cho những đam mê sáng tạo. Tôi mong muốn đào tạo một thế hệ học sinh giỏi Vật lý của người Việt đủ năng lực và tự tin để có kỹ năng thực hành thực tế và sáng tạo trong công việc của mình”./.

 
Bài: Ngân Hà- Ảnh: Khánh Long

162 hình đúc trên Cửu đỉnh Huế được công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới

162 hình đúc trên Cửu đỉnh Huế được công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới

Vào lúc 13h09 phút, ngày 08/05 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên 09 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”  (162 hình đúc trên Cửu đỉnh Huế - PV) của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành Di sản Tư liệu của Chương trình Kí ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Top