Kinh tế

Hợp tác Việt Nam-Nga: VABIOTECH tiến đến việc sản xuất thử nghiệm vắc xin Sputnik V

Sau hơn 1 tháng thử nghiệm gia công đóng ống vắc xin Sputnik V tại Việt Nam, ngày 21/7/2021, VABIOTECH và Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Liên Bang Nga (RDIF) đã chính thức ký hợp tác công bố VABIOTECH là đơn vị đầu tiên của Việt Nam sản xuất thử nghiệm vắcxin Sputnik V trên quy mô lớn.
Ngày 28/6, VABIOTECH tiếp nhận lô bán thành phẩm vắc xin Sputnik V đầu tiên từ CHLB Nga để gia công, đóng ống, đóng gói vắc xin tại Việt Nam. Cùng với trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, quy mô bậc nhất quốc tế, VABIOTECH  đã huy động đội ngũ nhân sự nhiều năm kinh nghiệm của công ty trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuất, tiếp nhận công nghệ mới trong việc đóng ống, đóng gói vắc xin Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam. Gia công, đóng gói vắc xin là một công đoạn quan trọng trong qui trình sản xuất vắc xin. Đối với quy trình đóng ống vắc xin Sputnik V, công ty đã bảo quản vắc xin theo đúng yêu cầu từ phía đối tác thay vì điều kiện bảo quản 2- 8 độ C thông thường. Sau 3 giai đoạn gia công thử nghiệm với công suất 5 triệu liều/tháng, thành phẩm vắc xin Sputnik V được chuyển sang Nga để kiểm định chất lượng và được đối tác đánh giá đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Ngày 21/7/2021, Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Liên Bang Nga (RDIF) và VABIOTECH đã chính thức công bố việc sản xuất thử nghiệm vắc xin Sputnik V tại Việt Nam. Thông tin này đã được Hãng Thông tấn TASS của Nga truyền thông khắp thế giới. Điều này khẳng định trình độ của Việt Nam trong sản xuất vắc xin Covid-19 và sẵn sàng tiếp nhận công nghệ của Nga để tiến đến sản xuất vắc xin trên quy mô lớn phục vụ công tác chống dịch Covid 19 tại Việt Nam và trên thế giới. Vắc xin Sputnik V do VABIOTECH sản xuất sẽ được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng quốc gia sau khi hoàn thành việc chuyển giao công nghệ và các kết quả kiểm định chất lượng tại Viện Gamalaya (Liên bang Nga) đạt yêu cầu.



Công đoạn chuẩn bị máy móc trước khi vận hành đóng ống cho vắc xin Sputnik V
tại Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Hà Nội.



Lọ thủy tinh trước khi đóng ống sẽ được sấy, rửa lọ và đưa vào dây chuyền quay 1 vòng để khử hết tạp chất.



Công đoạn bơm vắc xin Sputnik V vào các lọ đựng được thực hiện hoàn toàn tự động.



Sau khi bơm vắc xin vào lọ ngay lập tức được đóng nắp, dập nắp chai.



Nắp lọ đựng vắc xin được đóng 2 nắp, gồm nắp cao su và nắp nhôm.



Vắc xin Sputnik V sau khi bơm vào các lọ thủy tinh sẽ được dây chuyền chuyển qua bàn soi vắc xin để kiểm tra dị vật hay có gì bất thường không.



Công đoạn soi phát hiện dị vật hoặc tạp chất bất thường được thực hiện thủ công
và hoàn toàn bằng mắt thường, có khoảng 7 đến 8 người thực hiện công đoạn này.



Sau khi soi tạp chất xong sẽ được chạy sang cửa dán nhãn trên bàn xoay. Công đoạn này hoàn toàn tự động.



Vắc xin Sputnik V có 2 loại là mũi 1 và mũi 2. Mũi 1 có nắp màu xanh và mũi 2 có nắp đậy màu đỏ.



Lọ vắc xin Sputnik V sau khi hoàn thành công đoạn cuối chuẩn bị đưa vào cấp đông khẩn cấp.



Quy trình đóng hộp vắc xin Sputnik V để chuyển vào kho lạnh bảo quản, mỗi hộp gồm 5 lọ vắc xin dung tích 5ml, tương đương với 50 liều vắc xin.



Sau khi được dán nhãn sẽ chuyển sang giai đoạn cấp đông khẩn cấp, đây là công đoạn đặc biệt trong sản xuất vắc xin Sputnik V.
Sẽ bắt đầu từ -2
oC xuống - 20oC. Sau đó được chuyển sang kho giữ bảo quản -28oC.


Vắc xin Sputnik V sau khi được cấp đông khẩn cấp được chuyển sang bảo quản ở kho lạnh với nhiệt độ khoảng -28oC.



Bộ vắc xin Sputnik V thành phẩm.



Kho lạnh bảo quản vắc xin của Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Hà Nội.

Đến nay, Sputnik V đã được đăng ký tại 68 quốc gia trên toàn cầu với tổng dân số hơn 3,7 tỷ người. Theo dữ liệu do các cơ quan quản lý của một số quốc gia thu được trong quá trình tiêm chủng cho người dân, bao gồm Mexico, Argentina, Serbia, Bahrain, Hungary, UAE và những nước khác đã chứng minh rằng Sputnik V là một trong những loại vắc xin an toàn và hiệu quả nhất chống lại Covid-19. Tại Việt Nam, vắc xin Sputnik V cũng đã được Bộ Y tế chính thức cấp phép vào ngày 23 tháng 3 năm 2021.

Ông Kirill Dmitriev, Giám đốc điều hành của Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga cho biết: “RDIF và VABIOTECH đang tích cực hợp tác trong quá trình chuyển giao công nghệ hướng tới mục tiêu giúp người dân Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với vắc xin Sputnik V. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, các biến thể mới nguy hiểm hơn của vi rút SAR-CoV 2 được phát hiện ở các khu vực khác nhau trên thế giới, RDIF luôn nỗ lực tăng cường năng lực sản xuất vắc xin Sputnik V để tăng tốc độ tiêm chủng với một trong những loại vắc xin tốt nhất trên thế giới. ”

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH chia sẻ: “Chúng tôi rất vui khi được hợp tác với RDIF để đưa vắc xin Sputnik V đến Việt Nam trong công cuộc đẩy lùi đại dịch. Chúng tôi hy vọng sự hợp tác giữa RDIF và VABIOTECH sẽ giúp cung cấp vắc xin Covid-19 có chất lượng với giá cả phù hợp cho người dân Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác”.

Theo kết quả nghiên cứu, 
hiệu quả của vắc xin Sputnik V lên tới 91,6%, riêng đối với tình nguyện viên trên 60 tuổi, tỷ lệ này là 91,8%. Quá trình VABIOTECH tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Sputnik V sẽ được thực hiện qua 2 giai đoạn. Giai đoạn I, VABIOTECH sẽ nhập bán thành phẩm, tận dụng hạ tầng của doanh nghiệp để đóng ống, đóng gói vắc xin Sputnik V. Giai đoạn II, VABIOTECH lên kế hoạch xây dựng nhà máy mới để mở rộng công suất đóng gói lên 100 đến 150 triệu liều/năm. Đồng thời, tiếp tục đàm phán với đối tác cho việc chuyển giao công nghệ và xây dựng nhà máy sản xuất gia công toàn phần vắc xin Sputnik V tại Việt Nam./.
 
Bài: Bích Vân, ảnh: Công Đạt

Hà Nội nâng cao năng lực chế biến nông sản cho doanh nghiệp

Hà Nội nâng cao năng lực chế biến nông sản cho doanh nghiệp

Những năm gần đây đặc biệt là sau đại dịch Covid 19, ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm của Hà Nội đã phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cần những sản phẩm chế biến nhanh, đảm bảo dinh dưỡng và tiện lợi trong sống. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng nhà máy chế biến, kho lạnh, kho bảo quản… góp phần chuyên nghiệp hóa giá trị sản phẩm nông nghiệp mang lại một phong cách tiêu dùng mới: nhanh, ngon, chất lượng.

Top