Kinh tế

Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC 2017

“Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số” là chủ đề trọng tâm mà các vị Bộ trưởng, Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên APEC đã thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC lần thứ 24 vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong bốn lĩnh vực ưu tiên của chủ đề năm quốc gia APEC Việt Nam 2017. 
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự hoan nghênh về chủ đề thảo luận tại Hội nghị và mong muốn Việt Nam được hợp tác cùng các đối tác thành viên nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) có cơ hội sáng tạo, tiếp cận mạng thông tin và thị trường toàn cầu để vươn lên trong kỷ nguyên số.

"APEC có 21 nền kinh tế thành viên, chiếm khoảng 39% dân số thế giới, 57% GDP và gần 50% thương mại toàn cầu. Sức mạnh của mỗi nền kinh tế APEC có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 97% số doanh nghiệp và tạo ra 60% việc làm và quan trọng hơn là nguồn động lực cho tăng trưởng, đổi mới và sáng tạo tại các nền kinh tế APEC chúng ta”. 

(Trích bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị)
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng phụ trách doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung thảo luận ba nhóm vấn đề chính, gồm: Tạo điều kiện cho các SME tiếp cận thị trường và tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu; Thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi để các SME tiếp cận dễ dàng hơn, tốt hơn các công nghệ mới thông qua việc cải thiện năng lực quản lý, đào tạo, tư vấn và kết nối kinh doanh; Tăng cường tinh thần kinh doanh của các SME APEC trong thời đại kỹ thuật số thông qua khuyến khích khởi nghiệp và tuân thủ đạo đức kinh doanh.
 

Quang cảnh Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC 2017.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội Nghị.



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt tay với một đại biểu tham dự Hội nghị.



Các Bộ trưởng phụ trách doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nền kinh tế thành viên APEC tham dự Hội nghị


Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Hội nghị.


Đông đảo phóng viên trong nước và quốc tế tham gia tác nghiệp tại Hội nghị.


Các đại biểu trao đổi bên lề Hội nghị.


Các đại biểu vừa dùng tea break vừa trò chuyện bên lề Hội nghị.


Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cùng một số đại diện các nền kinh tế thành viên APEC
tham dự buổi họp báo quốc tế sau Hội nghị.


Các đại biểu lắng nghe các ý kiến, câu hỏi của các phóng viên.


Phóng viên phỏng vấn một đại biểu bên lề Hội nghị.

Ngoài ra, các đại diện nền kinh tế phát triển trong khu vực cũng đã chia sẻ kinh nghiệm, các điển hình về thúc đẩy, đổi mới sáng tạo trong các SME. Hội nghị cũng đưa ra các sáng kiến nhằm đẩy mạnh các hoạt động hợp tác giữa các cơ quan hỗ trợ SME trong thời gian tới, để các SME thực sự là một động lực mới cho sự phát triển bền vững của các nền kinh tế trong khu vực APEC.

Ông Hiraki Daisaku, đại biểu nền kinh tế Nhật Bản chia sẻ, rất nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đang làm ăn tại Việt Nam, và các SME đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc hỗ trợ cho các SME khởi nghiệp, tăng cường thực hành kinh doanh, rèn luyện kỹ năng, phát triển mạng lưới đối tác, đồng thuận chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn là những vấn đề mà Nhật Bản đang hướng đến.

Đúc kết lại tại buổi họp báo sau Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạc và Đầu tư Việt Nam, ông Nguyễn Chí Dũng, Chủ tọa Hội nghị lần này cho biết, Hội nghị đã nhất trí thông qua ba văn kiện quan trọng, gồm: Sáng kiến về Thúc đẩy khởi nghiệp APEC; Chiến lược phát triển SME  xanh, bền vững và sáng tạo; Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng phụ trách SME  lần thứ 24.

Trong đó, Sáng kiến về Thúc đẩy khởi nghiệp và Chiến lược phát triển SME xanh, bền vững và sáng tạo dự kiến sẽ được trình lên Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC diễn ra vào tháng 11/2017 tại Tp. Đà Nẵng./.
 
Thực hiện: Lê Minh – Sơn Nghĩa

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Với mong muốn giải quyết tình trạng thiếu cơ hội sinh kế và thu nhập thấp của thanh niên dân tộc thiểu số, Tổ chức Plan International và Bộ ngoại giao Nhật Bản đã triển khai dự án “Tăng cường trao quyền phát triển kinh tế cho Thanh niên dân tộc thiểu số tại Hà Giang và Lai Châu” giúp các thanh niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động có thêm kiến thức về phát triển kinh tế và mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất.

Top