Tiêu điểm

Hiệu ứng từ Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN

Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) là một trong những công cụ quan trọng nhằm giảm thời gian làm thủ tục thủ tục thông quan hàng hóa, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp và xã hội, góp phần đưa Việt nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế.
Tháng 7 vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Thúc đẩy phát triển, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tính đến ngày 15/7/2018, 11 bộ, ngành đã kết nối và thực hiện 53 thủ tục hành chính với hơn 1,34 triệu hồ sơ của 22.812 doanh nghiệp được xử lý thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ triển khai thêm 143 thủ tục trên Cơ chế một cửa quốc gia, nâng tổng số lên 196 thủ tục, đạt 78% trên tổng cộng 251 thủ tục sẽ được triển khai đến năm 2020 theo rà soát mới nhất của các bộ, ngành.

Về Cơ chế một cửa ASEAN, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, từ từ đầu năm 2018, Việt Nam đã chính thức trao đổi thông tin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu D với 4 nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Đến ngày 15/7/2018, tổng số C/O Việt Nam nhận từ 4 nước nêu trên là 32.949 C/O, tổng số C/O gửi tới 4 nước là 16.214 C/O.


Khách nước ngoài đi du lịch từ Campuchia sang Việt Nam bằng đường thủy
qua Trạm Liên hiệp Cửa khẩu Quốc tế Sông Tiền. Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam



 Khách du lịch từ Campuchia sang Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên, An Giang. Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam.


Các kiểm soát viên thuộc đội giám sát khu vực sân đỗ - Chi cục Hải quan Nhà ga Quốc tế Nội Bài T2
đang giám sát vận chuyển hàng hóa từ máy bay cập bến tại cảng.
  Ảnh: T
ư liệu Báo ảnh Việt Nam.


Cục Hải quan TP.HCM là đơn vị đầu tiên tại miền Nam được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan
chọn thí điểm thực hiện Hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh tại cảng biển. 
Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam.


Phòng điều hành của Chi cục Hải quan Nhà ga Quốc tế Nội Bài T2 được trang bị những thiết bị hiện đại và tiên tiến, nhằm giàm những thủ tục và đẩy nhanh tiến độ thông quan cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam.


Du khách mua các sản phẩm miễn thuế tại Cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị). Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam.


Đề án nộp thuế điện tử 24/7 đã đi vào ổn định, bước đầu mang lại lợi ích cho các ngân hàng thương mại  tham gia,
đáp ứng được yêu cầu giao dịch nộp tiền của doanh nghiệp. 
Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam.


Đội kiểm tra bến đỗ của Chi cục Hải quan cảng Cái Lân – Quảng Ninh
đang kiểm tra lô hàng ô tô nhập khẩu tại cảng Cái Lân. Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam.


Cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Cửa khẩu Long Bình (An Giang) và lực lượng bảo vệ biên giới Campuchia
tham gia tuần tra biên giới song phương (trên sông Hậu để kiểm soát tình trang hàng hóa nhập lậu vào Việt Nam. 

Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam.


 Hải quan Khu Công nghiệp Yên Phong - Bắc Ninh tiến hành kiểm tra,
giám sát hàng hóa trước khi xuất ra khỏi Khu Công nghiệp. 
Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam.


Với những cải cách mang tính đột phá trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch… phù hợp với chuẩn mực quốc tế, Hải quan Việt Nam đã giúp cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tiết kiệm đáng kể chi phí, thời gian, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, sẵn sàng hội nhập những sân chơi lớn.
Tư liệu Báo ảnh Việt Nam.


Với những thủ tục nhập cảnh đơn giản, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7/2018 ước đạt 1.188.817 lượt, tăng 0,5% so với tháng 06/2018 và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 7 tháng năm 2018 ước đạt 9.080.347 lượt khách, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2017. Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam.


Áp dụng Hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu giảm thiểu được hồ sơ giấy trao đổi với hãng vận tải cũng như cơ quan Hải quan. Nhờ đó, giảm được gánh nặng trong khai báo thủ tục, đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hóa, tiết kiệm chi phí. Trong ảnh: Hàng hóa thông quan tại cảng Cát Lái Tp. Hồ Chí Minh.
Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam.


Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng và Xí nghiệp cảng Tiên Sa bước đầu đã có sự phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát, quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật, góp phần giải phóng nhanh hàng hóa, tránh ách tắc tại cửa khẩu. Ảnh: Tư liệu Báo ảnh Việt Nam.

Việt Nam đang phối hợp với Brunei, Campuchia, Phillipines thiết lập hệ thống trao đổi thí điểm C/O form D; đồng thời phối hợp với Thái Lan, Indonesia và Malaysia thiết lập hệ thống trao đổi thí điểm tờ khai hải quan ASEAN. Không chỉ dừng lại trong khu vực ASEAN, Việt Nam cũng đang đàm phán để hoàn thiện các Nghị định thư và chuẩn bị xây dựng hệ thống để kết nối và trao đổi thông tin với Liên minh kinh tế Á-Âu về tờ khai hải quan, chứng nhận xuất xứ.

Tác động từ Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN đã tạo hiệu ứng lan tỏa cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam.  Đại diện Ngân hàng Thế giới nêu báo cáo, năm 2017, thời gian thông quan trực tiếp tại cửa khẩu của Việt Nam đối với hàng xuất khẩu giảm 3 giờ (từ 58 xuống 55 giờ); đối với hàng nhập khẩu giảm 6 giờ (từ 62 xuống 56 giờ); chi phí thông quan trực tiếp tại cửa khẩu cho 1 lô hàng giảm 19 USD.

Ước tính giảm trên 11 triệu tờ khai của năm 2017, doanh nghiệp tiết kiệm được trên 200 triệu USD cho thủ tục thông quan; tiết kiệm trên 16 triệu giờ lưu kho đối với hàng xuất khẩu (với 5,36 triệu tờ khai xuất khẩu) và trên 34 triệu giờ lưu kho bãi đối với hàng nhập khẩu (với 5,72 triệu tờ khai nhập khẩu).

Kết quả này phản ánh nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan thuộc Chính phủ trong lĩnh vực giao lưu hàng hóa qua biên giới. Cũng theo báo cáo về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, trong vòng 2 năm trở lại đây (2016, 2017), Việt Nam luôn giữ vững vị trí trong 4 quốc gia có chỉ số giao lưu hàng hóa qua biên giới đứng đầu trong khu vực ASEAN./.

Các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển của Việt Nam như Ngân hàng Thế giới, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã có những ghi nhận đáng kể đối với những cải cách của Chính phủ Việt Nam về việc thực hiện chế một cửa quốc gia,Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), đồng thời bày tỏ mong muốn thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật dành cho các cơ quan chính phủ để đẩy nhanh tiến trình cải cách, phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp, đưa Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.
 
VNP/TTXVN
 

Quan hệ Việt Nam - Australia nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện

Quan hệ Việt Nam - Australia nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện

Sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Australia đã xây dựng mối quan hệ vững chắc và toàn diện trên cơ sở tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau. Nhân chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong tháng 3 vừa qua theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, hai bên đã công bố nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Top