Phóng sự chuyên đề

Về miền sông Trà – Núi Ấn

Hình ảnh ngọn núi Thiên Ấn và dòng sông Trà Khúc từ lâu đã trở thành biểu tượng đặc trưng của miền đất Quảng Ngãi. Hình ảnh ấy không chỉ ăn sâu vào lòng người dân xứ Quảng, mà còn được nhiều bạn bè, du khách thập phương ngưỡng vọng. Giờ đây, xung quanh hay địa danh này đã trở thành điểm nhấn để tỉnh điểm nhấn để xứ Quảng phát triển du lịch và kinh tế.
Thập nhị thắng cảnh xứ Quảng

Sông Trà Khúc phát nguồn từ núi Đắc Tơ Rôn với đỉnh cao 2.350 m, rồi hợp nước của bốn con sông lớn là sông Rhe, sông Xà Lò (Đắk Xà Lò), sông Rinh (Drinh), sông Tang (Ong). Sông từ đó chảy theo hướng Đông qua ranh giới các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi và đổ ra cửa Đại Cổ Lũy. Điểm nhấn của sông Trà Khúc là đến Tp. Quảng Ngải thì gặp Núi Thiên Ấn nằm trầm tư, lặng lẽ bên bờ sông. Núi Thiên Ấn và sông Trà Khúc là hình ảnh in sâu trong tâm thức người Quảng Ngãi, được mệnh danh đệ nhất danh lam thắng cảnh của vùng đất nơi đây.

Lưu vực và cận lưu vực sông Trà Khúc là nơi tụ hội nhiều cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo khá tiêu biểu của Quảng Ngãi. Trong số 12 cảnh quan thiên nhiên được người xưa gọi là “kỳ thú” của Quảng Ngãi (Quảng Ngãi thập nhị cảnh) có 4 thắng cảnh nằm ven sông Trà Khúc: Thiên Ấn niêm hà, Long Đầu hý thủy, Cổ Lũy cô thôn, Hà Nhai vãn độ và nhiều thắng cảnh khác hiện ra trong tầm quan sát từ điểm nhìn đỉnh núi Thiên Ấn như: Thiên Bút phê vân, Thạch Bích tà dương, An Hải sa bàn, Thạch Ky điếu tẩu …



Toàn cảnh bãi biển Mỹ Khê (Tp. Quảng Ngãi) nơi sông Trà Khúc đổ ra biển. Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm


Du khách tham quan tháp trong khuôn viên chùa Thiên Ấn trên đỉnh núi Ấn. Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm


Tượng đài Sơn Mỹ thuộc  Khu chứng tích Sơn Mỹ (hay Khu chứng tích Mỹ Lai) ở thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi. Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm


Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Trà Khúc đoạn chảy qua xã Tịnh Long, TP. Quảng Ngãi.  Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm


Sản xuất đường phèn ở Nghĩa Dũng (Tp Quảng Ngãi). Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm


Hợp tác xã đóng tàu thuyền Cổ Lũy (xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) nằm ở vùng giao thoa giữa hai dòng nước sông Trà Khúc và sông Phú Thọ.
Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm


Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm


Hát bả trạo tại lễ ra quân nghề cá ở Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ. Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm


Nghề chế biến thủy sản khô ở Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ. Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm


Nghề trồng hành tỏi trên huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm


Thuyền thúng phục vụ du khách lặn ngắm san hô ở xã An Bình, huyện Lý Sơn. Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm

Sông Trà Khúc hợp với núi Thiên Ấn (núi Ấn – sông Trà) thành cặp biểu tượng sông – núi của vùng đất Quảng đã được Nhà Nguyễn dưới triều vua Minh Mạng (1835) cho khắc vào Cửu đỉnh. Cửu Đỉnh gồm chín cái đỉnh đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thuỵ hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn. Trên mỗi đỉnh chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về, núi sông của đất nước Việt Nam thống nhất thời Nhà Nguyễn.
Sông Trà Khúc hình thành nên giao thương đường thủy và tạo nên “tiểu vùng văn hoá sông Trà Khúc” bao quát một địa bàn khá rộng và ảnh hưởng rõ nét lên khắp tỉnh Quảng Ngãi. Xứ Quảng đặc sắc về văn hoá tinh thần, trong đó có vốn ca dao, dân ca, vô cùng phong phú, gồm nhiều câu hò, điệu hát gắn liền với môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường giao thương sông nước một thời.

Dọc đôi bờ sông Trà còn có những làng nghề thủ công nổi tiếng như Làng rèn (Tịnh Minh – Sơn Tịnh), Làng giá (Xóm Vạn – Sơn Tịnh), Làng rau xanh Sung Tích (Sơn Tịnh), Thanh Khiết (Tư Nghĩa), Làng hoa (Nghĩa Hà, Nghĩa Hòa), Làng chiếu Cổ Lũy Bắc (Sơn Tịnh), Cổ Lũy Nam (Phú Thọ -Tư Nghĩa) - hai địa danh này nay đều thuộc TP Quảng Ngãi … Đặc biệt là nghề nấu đường muỗng, chế biến đường phèn, đường phổi nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc…
Trên mỗi chặng đường sông nước là những bến sông, nơi các “bạn ghe” có thể tạm dừng nghỉ qua đêm hoặc trao đổi hàng hóa, và cũng là nơi có những chuyến đò ngang, qua lại đôi bờ. Liền với các bến sông, thường là những “trường hát hố”, nơi diễn ra những cuộc hát hò, hát hố vào những đêm trăng, những hội chơi bài chòi vào dịp tháng giêng, ngày Tết.

Gần cửa Cổ Lũy sông Trà Khúc, nếu chúng ta đứng ở Cổng Tam quan trên đỉnh núi Phú Thọ nằm bên thắng cảnh Cổ Lũy Cô Thôn, phóng tầm mắt nhìn là một vùng bao la bát ngát của Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh đang đề nghị UNESCO công nhận. Xa xa, huyện đảo Lý Sơn nổi lên xanh mướt giữ biển Đông, nơi quê hương của Hải đội Hoàng Sa, nơi được mệnh danh là Maldives của Việt Nam, đang phát huy vai trò đảo tiền tiêu, là điểm nhấn để du lịch cho quê hương Núi Ấn- Sông Trà cất cánh.


Ánh sáng công nghiêp nơi hạ lưu sông Trà Khúc

Con sông Trà Khúc mang nguồn phù sa từ trên đỉnh núi thiêng Đắc Tơ Rôn, trườn qua bao núi đồi trùng điệp, qua những miền trung du đổ ra cửa biển ở Cổ Lũy tại thành phố Quảng Ngãi. Cuối sông, nơi dòng nước ngọt hòa vào đại dương, nơi con sông hoàn thành xứ mệnh 135 km chuyên chở phù sa văn hóa đã hành thành nên một tam giác công nghiệp ở ba huyện Bình Sơn- Sơn Tịnh- Tp Quảng Ngãi hiện đại của khu vực miền Trung.
Khu kinh tế Dung Quất - huyện đảo Lý Sơn - TP Quảng Ngãi đang hình thành tam giác phát triển nơi ven sông Trà Khúc. 3 vùng kinh tế trọng điểm này chính là đòn bẩy, tạo ra sợi dây liên kết để thúc đẩy kinh tế Quảng Ngãi phát triển.

Một dấu mốc quan trọng của tỉnh Quảng Ngãi là năm 1997, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Khu kinh tế Dung Quất, mà trái tim là Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ở huyện Bình Sơn. Sau khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chính thức đi vào vận hành vào đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi tăng đột biến, đóng góp từ 70- 80% nguồn thu ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi.

Từ khi nhà máy đi vào vận hành đã xử lý gần 70 triệu tấn dầu thô, đưa ra thị trường khoảng 65 triệu tấn sản phẩm. Đóng góp nguồn thu ngân sách quốc gia tương đương 7,5 tỷ USD, lợi nhuận của nhà máy đạt mức 1 tỷ USD. Một trong những nhân tố rất quan trọng, dự án là đầu tàu, điểm kích hoạt cho tất cả các hoạt động công nghiệp khác trong khu kinh tế.

Và 16 năm sau, vào năm 2013 hạ nguồn sông Trà Khúc lại đón nhận thêm tin vui khi dự án Khu Công nghiệp- Dịch vụ- Đô thị VSIP Quảng Ngãi động thổ trước sự chứng kiến của Thủ tướng hai nước Việt Nam và Singapore. Với những cơ chế, chính sách hỗ trợ tích cực và cam kết cụ thể của chính quyền địa phương, Khu Công nghiệp-Dịch vụ- Đô thị VSIP Quảng Ngãi nhanh chóng xây dựng hoàn thiện các hạng mục và đi vào hoạt động. Trong giai đoạn 1, VSIP Quảng Ngãi đã đầu tư 360 ha có hạ tầng hoàn chỉnh nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.


Bảo dưỡng đường ống dẫn dầu xuống cảng xuất sản phẩm tại Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất. Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm


Nhập thiết bị công nghiệp nặng qua Cảng Dung Quất. Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm


Xuất khẩu dăm gỗ tại Cảng Dung Quất. Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm


Trung tâm điều khiển Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất. Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm


Dây chuyển sản xuất sản phẩm Thạch Bích ở Tp. Quảng Ngãi. Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm


Chế tạo sản phẩn công nghiệp nặng tại Doosan Vina thuộc Khu kinh tế Dung Quất. Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm

Đến nay, Khu công nghiệp- Dịch vụ- Đô thị  VSIP Quảng Ngãi đã thu hút được 25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư 821 triệu USD, có 12 dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho trên 11.000 lao động. (số liệu mới nhất tại ĐH Đảng tỉnh). Chỉ riêng năm 2018, lượng vốn đầu tư thu hút vào khu công nghiệp này đạt hơn 350 triệu đô la Mỹ, chiếm hơn 90% tổng vốn FDI đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài các nhà đầu tư Đài Loan, Phillipine, Singapore, Hồng Kong, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, một tín hiệu đáng mừng là đầu năm 2019, VSIP Quảng Ngãi thu hút thêm nhiều nhà đầu tư từ Châu Âu. Đây là minh chứng cho “đất lành” Quảng Ngãi trong thu hút đầu tư.

Thành công từ Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi đã mở ra hướng đi mới trong phát triển công nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp tại địa phương. VISIP Quảng Ngãi đã giải quyết việc làm cho 7.000 lao động- đoạn này bỏ trùng với trên mới thêm vào. Dự kiến, thời gian tới khi 25 dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết 35.000 lao động địa phương có việc làm ổn định. Hiện tại, Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp ở Quảng Ngãi cũng đã giải quyết việc làm cho gần 40.000 lao động.

Sự thành công của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và Khu công nghiệp-Dịch vụ- Đô thị  VISIP trở thành hạt nhân thu hút các dự án công nghiệp tại Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp. Thời gian qua công tác thu hút đầu tư đối với lĩnh vực công nghiệp được chú trọng và đạt nhiều kết quả tích cực. Riêng trong giai đoạn 2016 đến tháng 3/2020, Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi đã thu hút được 164 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 150.622 tỷ đồng; trong đó, có 32 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 798 triệu USD. Giải quyết việc làm cho khoảng 52.400 lao động. Tỉnh Quảng Ngãi trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việc thu hút được các dự án đầu tư hạ tầng KCN như: Dự án Khu Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSIP và Khu Đô thị - Công nghiệp Dung Quất tiếp tục tạo điều kiện thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn, đặc biệt là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào KKT Dung Quất, mở rộng hơn cơ hội thu hút đầu tư, tiếp cận nhiều hơn với khoa học công nghệ tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế trên địa bàn. Việc phát huy lợi thế của Khu Kinh tế Dung Quất, Khu VSIP sẽ tạo động lực lan tỏa đến các vùng khác trong tỉnh cũng như đẩy mạnh mối liên kết liên tỉnh, liên vùng và quốc tế.

Những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2016 - 2020 là điều kiện, tiền đề, động lực cho việc phát triển kinh tế  - xã hội trong thời gian đến, đặc biệt là giai đoạn 2021-2025.

Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Quảng Ngãi xác định: Hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án công nghiệp trọng điểm trên địa bàn KKT Dung Quất và các KCN tỉnh sớm đi vào hoạt động phát huy hiệu quả như: Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, cảng tổng hợp - container Hòa Phát, dự án Thép Hòa Phát mở rộng...  Phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025, Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi thu hút khoảng 1,0 - 1,5 tỷ USD; đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 950 triệu USD, giải quyết việc làm cho hơn 77.000 lao động.

Những dự án nằm ở nơi sông Trà Khúc hòa vào đại dương đã mở ra nhiều triển vọng mới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nền tảng để Quảng Ngãi sớm trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại trong tương lai./.

 
 Bài và ảnh: Nguyễn Đăng Lâm


Top