Đất Huế vang tin mừng
Hơn 2000 giáo dân thánh đường Phủ Cam thành kính dự buổi thánh lễ ngày Chủ Nhật chăm chú lắng nghe từng lời rao giảng của vị linh mục trẻ Giuse Nguyễn Hữu Quốc Huy, Phó Giáo xứ chánh toà Phủ Cam, về tình yêu thương, đoàn kết và bổn phận làm con của Chúa. Trong bài giảng của mình, vị linh mục cũng hân hoan loan báo tin mừng về việc Giáo phận Huế (bao gồm 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) vừa tổ chức rất thành công lễ khai mạc Năm Thánh 2018, một sự kiện lớn chưa từng có kể từ dịp kỉ niệm 150 thành lập Giáo phận Huế cách đây 18 năm về trước. Lời loan báo như một làn gió mát toả khắp thánh đường rộng lớn khiến cho gương mặt của mọi người bỗng trở nên hân hoan, tươi mở đến lạ kì.
Được biết, ngay từ năm 1960 Huế đã vinh dự được Giáo hoàng Gioan XXIII, vị Giáo hoàng thứ 261 của Toà thánh Vatican, ban sắc lệnh nâng Giáo phận Huế lên hàng Tổng Giáo phận, ngang hàng với Tổng Giáo phận Hà Nội và Sài Gòn.
Nhà thờ Phủ Cam là nhà thờ chánh tòa của Tổng Giáo phận Huế, tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Đây là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế, là nơi sinh hoạt của khoảng gần 6.000 giáo dân. Thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần bà con giáo dân đi lễ rất đông, ai nấy đều ăn mặc đẹp.
Thánh đường nhà thờ chánh toà Phủ Cam với sức chứa 2.500 người gần như kín chỗ trong ngày Thánh lễ Chủ nhật. Ảnh: Thanh Hoà Đội thiếu nhi tham gia buổi học giáo lý ngay trên thềm thánh đường nhà thờ chánh toà Phủ Cam. Ảnh: Thanh Hoà Khoá sinh hoạt hè của đội thiếu nhi tại nhà thờ chánh toà Phủ Cam có nhiều nội dung hấp dẫn và bổ ích như: vui chơi, học múa hát, học giáo lý, học ngoại ngữ, rèn luyện kỹ năng sống… Ảnh: Thanh Hoà Đội thiếu nhi nhà thờ chánh toà Phủ Cam hào hứng tham gia giờ học múa hát và giao lưu văn nghệ. Ảnh: Thanh Hoà |
Khác với Phủ Cam, đời sống sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng ở Thánh địa La Vang (Quảng Trị), thuộc Tổng Giáo phận Huế, sôi động hơn hẳn, bởi đây không chỉ là thánh địa hành hương quan trọng nhất của người Công giáo Việt Nam mà còn là di tích lịch sử tôn giáo nổi tiếng trong và ngoài nước. Hàng năm, vào trung tuần tháng 8, Thánh địa La Vang đón hàng trăm nghìn giáo dân, du khách trong và ngoài nước hành hương về tham quan và cầu mong Đức mẹ La Vang ban phước lành.
Năm 2012, La Vang đã cho xây mới ngôi Vương cung Thánh đường bề thế và tuyệt đẹp theo phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam với sức chứa lên tới 5.000 người, tạo thành điểm nhấn cực kì ấn tượng cho quần thể khu thánh địa nổi tiếng này.
Tổng Giáo phận Huế có được diện mạo phát triển, an vui như ngày hôm nay trước hết là nhờ công lớn từ tình yêu thương, đoàn kết của Giáo hội, cộng đồng giáo dân và bà con giáo dân kiều bào ở nước ngoài. Bên cạnh đó cũng có một phần không nhỏ từ sự giúp sức, hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp.
Đặc biệt, trong tháng 6/2018 vừa qua, chính quyền đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện về an ninh, trật tự để Tòa Tổng Giám mục Huế tổ chức thành công Lễ rước kiệu các Thánh tử đạo Việt Nam và Thánh lễ khai mạc Năm Thánh kỉ niệm 30 năm Giáo hoàng Gioan Phaolo III phong 117 vị Thánh tử đạo Việt Nam với sự tham gia của hơn 2000 chức sắc, tu sĩ, giáo dân trong không khí trang nghiêm, trọng thể. Sự thành công ấy đã được chính các đức bề trên ở Tổng Giáo phận Huế nhận xét là cuộc rước kiệu trọng thể và đông đảo nhất trong vòng 18 năm qua, kể từ dịp kỉ niệm 150 thành lập Giáo phận Huế vào năm 2000.
Giáo xứ Tây Linh thuộc phường Thuận Lộc, nằm trong nội thành Huế, cạnh đồn Mang Cá. Theo sử liệu, giáo xứ hình thành từ thời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1714–1765) với tên gọi ban đầu là giáo xứ Cầu Kho. Hiện giáo xứ có khoảng hơn 1.100 giáo dân. Trong ảnh: Giáo dân giáo xứ Tây Linh đi lễ nhà thờ ngày Chủ Nhật. Ảnh: Thanh Hoà Các em lễ sinh (bộ phận giúp lễ của giáo xứ) dâng hương và nến lên ban thờ cung Thánh trước khi linh mục làm lễ. Ảnh: Thanh Hoà Ca đoàn nhà thờ giáo xứ Tây Linh hát thánh ca trong ngày Thánh lễ Chủ Nhật. Ảnh: Thanh Hoà Giáo xứ Tây Linh thuộc Tổng giáo phận Huế, hiện có khoảng hơn 1.100 giáo dân, đa phần bà con giáo dân sống ở phường Thuận Lộc và các phường lân cận. Ảnh: Thanh Hoà Đức mẹ La Vang chính là hiện thân của Đức Mẹ Maria trong hình dáng của một người phụ nữ Việt Nam bế con cũng mặc trang phục truyền thống Việt Nam. Ảnh: Thanh Hoà Toà Vương cung thánh đường mới của Thánh địa La Vang nhìn từ lòng toà tháp chuông cổ. Ảnh: Thanh Hoà Phù điêu các thánh tử đạo Việt Nam ở Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang. Ảnh: Thanh Hoà Các tu sĩ chuyện trò, thăm hỏi lẫn nhau khi có dịp hành hương về Thánh địa La Vang. Ảnh: Thanh Hoà |
Thời gian qua,chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tạo điều kiện cho Tòa Tổng Giám mục Huế được chia tách, thành lập mới các giáo xứ như: Sơn Thủy, Phong Sơn, Hương Phú, Chánh Xuân, Hòa Đa, Buồng Tằm, Nhất Tây. Trong 5 năm qua, Tòa Tổng Giám mục Huế đã thụ phong 45 linh mục, bổ nhiệm 60 linh mục quản xứ và thuyên chuyển khoảng 70 linh mục về các giáo xứ.
Có thể nói, tuy hoàn cảnh cuộc sống của đồng bào lương hay giáo đều còn nhiều khó khăn, nhưng chính quyền địa phương vẫn cố gắng, nỗ lực giúp Tổng Giáo phận và bà con giáo dân có điều kiện để chăm lo tốt việc đạo và đời. Điều đó cho thấy giữa chính quyền và cộng đồng giáo dân đã có sự thấu hiểu, sẻ chia để cùng xây dựng nên mối quan hệ đoàn kết tốt đời đẹp đạo. Và điều đó cũng chứng tỏ rằng, Huế không phải là nơi gieo mầm cho những tiếng nói lạc lõng về tự do tôn giáo, nhân quyền, mà là mảnh đất của tình yêu thương, là nơi loan báo những tin mừng.
Tổng Giáo phận Huế là một trong ba tổng giáo phận của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Có 5 giáo phận trực thuộc gồm: Ban Mê Thuột, Đà Nẵng, Nha Trang, Kon Tum, Quy Nhơn. Tổng Giám mục đương nhiệm là Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam.
(Nguồn: Hội đồng Giám mục Việt Nam& Tổng Giáo phận Huế)
|
Lớp học hè bên Thánh đường
Về vùng Giáo xứ Phát Diệm ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình), trực thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, chúng tôi được chứng kiến một lớp học hè bổ ích của các em học sinh bên Thánh đường cổ kính.
Lớp học được chia thành các nhóm theo lứa tuổi gồm: Huynh trưởng (13-15 tuổi), Thiếu niên (10-12 tuổi) và Ấu (7-9 tuổi). Nhóm huynh trưởng gồm các thanh niên nòng cốt được rèn luyện các kỹ năng để giúp đỡ và hướng dẫn sinh hoạt hè cho các em thiếu nhi trên địa bàn giáo xứ. Theo thông lệ, các cha chính xứ, cha phó và các thầy tuyên úy của Giáo phận Phát Diệm trực tiếp hướng dẫn đội huynh trưởng, sau đó các huynh trưởng sẽ hướng dẫn các em lớp dưới.
Lớp học được tổ chức theo phương pháp vui mà học. Các bạn trẻ được tham gia các trò chơi, thực hành kỹ năng hướng đạo sinh và tổ chức hàng đội.
Em Phạm Thị Thu (tên thánh: Têrexe Phạm Thị Thu), thành viên lớp huynh trưởng chia sẻ: “Tham gia lớp học trong những ngày hè chúng em được được các cha chính xứ tập huấn kỹ năng tổ chức hoạt động, trang bị kiến thức về giáo hội công giáo, về kinh thánh và chính sách về tôn giáo. Đây cũng là một cách để chúng em cống hiến phục vụ giáo hội”.
Bên cạnh việc học giáo lý, các học viên nhí còn được tìm hiểu về lịch sử của nhà thờ Chính tòa Phát Diệm, được đi thăm những di tích lịch sử, văn hóa của địa phương như cầu ngói Phát Diệm, nhà hát Nam Thanh...
“Sau mỗi buổi học chúng em lại ngồi quây quần bên mái hiên Nhà thờ cùng nhau hát những bài ca vui nhộn. Những kiến thức thu nhận được từ lớp học giúp chúng em tự tin, năng động hơn trong cuộc sống và hòa đồng với mọi người. Lớp học này khiến những ngày hè của chúng em trở nên bổ ích hơn,” – Phạm Thị Thu chia sẻ.
Tốt đời đẹp đạo Giáo xứ Suối Rao
Lớp học được chia thành các nhóm theo lứa tuổi gồm: Huynh trưởng (13-15 tuổi), Thiếu niên (10-12 tuổi) và Ấu (7-9 tuổi). Nhóm huynh trưởng gồm các thanh niên nòng cốt được rèn luyện các kỹ năng để giúp đỡ và hướng dẫn sinh hoạt hè cho các em thiếu nhi trên địa bàn giáo xứ. Theo thông lệ, các cha chính xứ, cha phó và các thầy tuyên úy của Giáo phận Phát Diệm trực tiếp hướng dẫn đội huynh trưởng, sau đó các huynh trưởng sẽ hướng dẫn các em lớp dưới.
Lễ Noel tại Nhà thờ Phát Diệm được tổ chức hằng năm trong không khí yên bình, ấm cúng, thu hút sự quan tâm của người dân địa phương. Ảnh: Trần Hiếu ![]() Một buổi hành lễ tại Nhà thờ Phát Diệm. Ảnh: Trần Hiếu Giáo phận Phát Diệm tổ chức lớp sinh hoạt Hè dành cho thanh thiếu nhi trong vùng. Ảnh: Trần Hiếu Các em thiếu nhi tham gia lễ rước nến trong đêm Giáng Sinh. Ảnh: Trần Hiếu |
Lớp học được tổ chức theo phương pháp vui mà học. Các bạn trẻ được tham gia các trò chơi, thực hành kỹ năng hướng đạo sinh và tổ chức hàng đội.
Em Phạm Thị Thu (tên thánh: Têrexe Phạm Thị Thu), thành viên lớp huynh trưởng chia sẻ: “Tham gia lớp học trong những ngày hè chúng em được được các cha chính xứ tập huấn kỹ năng tổ chức hoạt động, trang bị kiến thức về giáo hội công giáo, về kinh thánh và chính sách về tôn giáo. Đây cũng là một cách để chúng em cống hiến phục vụ giáo hội”.
Bên cạnh việc học giáo lý, các học viên nhí còn được tìm hiểu về lịch sử của nhà thờ Chính tòa Phát Diệm, được đi thăm những di tích lịch sử, văn hóa của địa phương như cầu ngói Phát Diệm, nhà hát Nam Thanh...
“Sau mỗi buổi học chúng em lại ngồi quây quần bên mái hiên Nhà thờ cùng nhau hát những bài ca vui nhộn. Những kiến thức thu nhận được từ lớp học giúp chúng em tự tin, năng động hơn trong cuộc sống và hòa đồng với mọi người. Lớp học này khiến những ngày hè của chúng em trở nên bổ ích hơn,” – Phạm Thị Thu chia sẻ.
Tốt đời đẹp đạo Giáo xứ Suối Rao
Với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, những năm qua giáo dân ở Giáo xứ Suối Rao trực thuộc Tổng Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh ở xã Suối Rao ở huyện Châu Đức hòa cùng nhân dân trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã tích cực làm kinh tế vươn lên để có đời sống ấm no hạnh phúc.
Đến Giáo xứ Suối Rao hôm nay là một màu xanh ngát của cây cao su, cây tiêu và các loại cây ăn trái của những trang trại nhấp nhô, ẩn hiện bên rừng núi trùng điệp. Giáo xứ Suối giao có 780 người, sống chủ yếu bằng làm ăn kinh tế trang trại.
Đến thăm trang trại nuôi heo nái và dê của vợ chồng giáo dân Nguyễn Kiều Hưng và Trần Thị Vân mới thấy được cuộc sống sung túc của một vùng công giáo ven biển. Chị Nguyễn Thị Hoa hân hoan chia sẻ: “Gia đình tôi có 4 ha trồng cao su, ao cá, nên cho thu nhập rất tốt. Con trai tôi là Nguyễn Văn Ngọc đang học ở Đại chủng viện Xuân Lộc để phụng sự Giáo xứ và quê hương”.
Gia đình giáo dân Trần Duy Quang (thôn 1) vừa xuất ra thị trường 8 tấn cá chép giòn. Với giá khoảng 200 ngàn đồng/kg, vụ này anh Quang thu lãi gần 500 triệu đồng. Mô hình nuôi cá chép giòn đang được nhân rộng ở nhiều hộ giáo dân xã Suối Rao. Ông Phạm Văn Hinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, địa phương có 25 hộ giáo dân nuôi cá nước ngọt trên diện tích 35ha, cung cấp ra thị trường khoảng 700 tấn cá các loại. Năm nay, người nuôi cá được mùa, giá cả lại ổn định nên có thu nhập cao.
Vào mùa Hè năm nay, Giáo xứ Suối Rao còn tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện tri thức và hướng thiện cho các em học sinh. Bên cạnh phát triển kinh tế, giáo dân còn thường xuyên làm việc bác ái, từ thiện. Nhiều giáo dân đã nhận đỡ đầu để giúp đỡ những gia đình nghèo khó khăn./.
Đến Giáo xứ Suối Rao hôm nay là một màu xanh ngát của cây cao su, cây tiêu và các loại cây ăn trái của những trang trại nhấp nhô, ẩn hiện bên rừng núi trùng điệp. Giáo xứ Suối giao có 780 người, sống chủ yếu bằng làm ăn kinh tế trang trại.
Đến thăm trang trại nuôi heo nái và dê của vợ chồng giáo dân Nguyễn Kiều Hưng và Trần Thị Vân mới thấy được cuộc sống sung túc của một vùng công giáo ven biển. Chị Nguyễn Thị Hoa hân hoan chia sẻ: “Gia đình tôi có 4 ha trồng cao su, ao cá, nên cho thu nhập rất tốt. Con trai tôi là Nguyễn Văn Ngọc đang học ở Đại chủng viện Xuân Lộc để phụng sự Giáo xứ và quê hương”.
Nghi thức Lễ thành hôn cho giáo dân trong vùng tại Nhà thờ Suối Rao. Ảnh: Kim Phương ![]() Sinh hoạt Hè của thanh thiếu niên Giáo xứ Suối Rao. Ảnh: Kim Phương ![]() Chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khám bệnh miễn phí cho nhân dân Giáo xứ Suối Rao. Ảnh: Kim Phương ![]() Hóa trang của các em thiếu niên trong trại Hè Giáo xứ Suối Rao. Ảnh: Kim Phương |
Gia đình giáo dân Trần Duy Quang (thôn 1) vừa xuất ra thị trường 8 tấn cá chép giòn. Với giá khoảng 200 ngàn đồng/kg, vụ này anh Quang thu lãi gần 500 triệu đồng. Mô hình nuôi cá chép giòn đang được nhân rộng ở nhiều hộ giáo dân xã Suối Rao. Ông Phạm Văn Hinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, địa phương có 25 hộ giáo dân nuôi cá nước ngọt trên diện tích 35ha, cung cấp ra thị trường khoảng 700 tấn cá các loại. Năm nay, người nuôi cá được mùa, giá cả lại ổn định nên có thu nhập cao.
Vào mùa Hè năm nay, Giáo xứ Suối Rao còn tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện tri thức và hướng thiện cho các em học sinh. Bên cạnh phát triển kinh tế, giáo dân còn thường xuyên làm việc bác ái, từ thiện. Nhiều giáo dân đã nhận đỡ đầu để giúp đỡ những gia đình nghèo khó khăn./.
Thực hiện: Thanh Hoà - Trần Hiếu - Đặng Kim Phương