Khám phá

Tết nhảy của người Dao Tiền

Tết cầu mùa (Tết nhảy) của người Dao Tiền ở Mộc Châu, Sơn La được tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán và thường kéo dài từ 2-3 ngày. Người Dao Tiền làm Tết nhảy để tạ ơn thần linh và cầu phúc, cầu lộc.

 

Người Dao Tiền treo tranh cúng trước cây mùa màng.

Tết nhảy tuy chỉ được tổ chức trong phạm vi dòng họ nhưng lại có ý nghĩa chung cho cả cộng đồng người sinh sống ở cùng một khu vực. Thông thường các dòng họ người Dao Tiền hàng năm sẽ thay nhau tổ chức lễ cầu mùa, các nghi lễ thường diễn ra từ 30 Tết. Vào ngày này, cả gia đình trong dòng họ sẽ mang phần đóng góp lễ vật (gạo, rượu, gà...) đến nhà trưởng họ. Tại đây, cùng với bà con hàng xóm họ sẽ tập cùng nhau chuẩn bị đồ lễ và đặc biệt là chung tay làm “cây mùa màng”. Cây mùa màng là cây tre hoặc cây sấu được lựa chọn cẩn thận sao cho thật xanh tốt, sum suê. Người ta sẽ nặn bánh giầy thành những viên nhỏ rồi treo trên cây để tượng trưng cho mùa màng bội thu rồi dựng cây trước bàn thờ dòng họ.

Người Dao Tiền mặc những bộ quần áo đẹp nhất trong ngày Tết.
Những nhạc cụ người Dao Tiền dùng trong các nghi thức cúng trong Tết nhảy.
Người Dao Tiền treo tranh cúng trước cây mùa màng.
Mọi người cùng nhau làm cây mùa màng chuẩn bị cho ngày Tết.

Khi mọi việc chuẩn bị đã hoàn tất, trưởng họ sẽ làm lễ cúng các thần linh và tổ tiên dòng tộc và mời họ về ăn Tết. Vào sáng mùng một Tết, sẽ có một nhóm người người dạy sớm múa đuổi ma tà, ác thú, những điều không may của năm cũ. Tiếp đến khi trời sáng hẳn, họ lại tiếp tục nhảy múa cầu tài lộc cho gia sức, gia cầm mau về với gia đình, dòng họ… 

Nét đặc sắc trong Tết nhảy đó là phần hành lễ này của người Dao Tiền. Khi thực hành các nghi thức cúng họ vừa cúng vừa nhảy múa rồi đọc những câu thơ vần trong tiếng những nhạc cụ là chuông, thanh la, trống rộn rã. Có một điều lưu ý là phụ nữ người Dao Tiền không tham gia ở hai phần phần nghi thức mở đầu và phần kết thúc lễ. Còn ở mọi hoạt động hành lễ đan xen tất cả mọi người đều có thể tham gia. Cứ như vậy người Dao tiền trong dòng họ năm nay tổ chức Tết nhảy sẽ sum vầy bên cây mùa màng trong suốt những ngày làm làm lễ.

Vào ngày đầu tiên trong Tết nhảy mọi người sẽ làm lễ mời thần linh, tổ tiên về ăn tết.
Người Dao tiền thực hiện các nghi thức cúng cầu mùa tiếng những nhạc cụ là chuông, thanh la, trống rộn rã.
Vào sáng mùng một Tết người ta sẽ múa đuổi ma tà, ác thú, những điều không may của năm cũ.
Người Dao Tiền thực hiện những nghi thức cúng cầu mùa qua những câu thơ, điệu nhảy truyền thống.

Kết thúc Tết nhảy, trưởng họ sẽ cử hai người người có uy tín, khỏe khoắn gia đình làm ăn khá giả đứng ra nhảy múa để cầu tài lộc, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu về với dòng họ của mình và các gia đình trong bản. Cuối cùng người ta sẽ làm lễ hạ cây mùa màng và đem phát lộc cho các hộ gia đình trong dòng họ và bản làng.

Tết nhảy là một sinh hoạt cộng đồng có sức thu hút và gắn kết cộng đồng người Dao Tiền thêm bền chặt. Tết nhảy không chỉ mang lại niềm tin về một vụ mùa mới bội thu, về cuộc sống bình yên mà còn góp phần làm cho bức tranh văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Mộc Châu, Sơn La thêm phong phú, đặc sắc.

 


Thực hiện : Việt Cường/ Báo ảnh Việt Nam

Khám phá Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Khám phá Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Nằm khu vực Đại lộ Thăng Long (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là công trình trưng bày hơn 150.000 hiện vật, chứng tích lịch sử vô giá về những cuộc chiến tranh ở Việt Nam (đặc biệt là 2 cuộc chiến chống thực dân và đế quốc) nhằm giúp du khách tham quan tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đầy tự hào của quân và dân ta.

Top