Nghệ thuật

Nguyễn Du với Kiều

Với sự mạnh dạn tìm tòi sáng tạo trong nghệ thuật, vở kịch thể nghiệm “Nguyễn Du với Kiều” của NSND Lan Hương đã đem lại một cái nhìn mới về Truyện Kiều của Đại thi hào, Danh nhân Văn hóa Thế giới Nguyễn Du (1765 - 1820).
Sau nhiều năm ấp ủ ý tưởng làm mới cách thể hiện Truyện Kiều trên sân khấu, mới đây, NSND Lan Hương, Trưởng đoàn kịch thể nghiệm của Nhà hát Tuổi trẻ Hà Nội đã dàn dựng và cho công diễn thành công vở kịch thể nghiệm “Nguyễn Du với Kiều”. Đây là một thử nghiệm khá táo bạo và mạnh dạn, bởi lâu nay, người ta vẫn thường quen thưởng thức Truyện Kiều của Nguyễn Du qua các hình thức biểu diễn nghệ thuật truyền thống như ngâm thơ, chèo, cải lương, tuồng...
 

Cảnh ba chị em Thúy Kiều xuất hiện trong đầu câu chuyện. (Ảnh: Tất Sơn)

Câu chuyện mở đầu bằng việc bà mẹ mang nặng đẻ đau
sinh hạ ra Thúy Kiều. (Ảnh: Tất Sơn)
 
Diễn viên múa thể hiện vẻ đẹp của Thúy Kiều. (Ảnh: Tất Sơn)
.

Cảnh Thúy Kiều gặp và bén duyên Kim Trọng. (Ảnh: Tất Sơn)

Với vở kịch này, câu chuyện cuộc đời trầm luân của nàng Kiều được thể hiện bằng hình thức kịch thơ kết hợp với kịch hình thể... Đạo diễn, NSND Lan Hương đã khéo léo đưa nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác nhau vào vở diễn như ngâm thơ, hát chèo, hát văn, hát xẩm, ca Huế, ca vọng cổ... để lột tả nỗi đắng cay và thân phận tài hoa bạc mệnh của nàng Kiều trong suốt cuộc hành trình 15 năm lưu lạc. Và khi nàng Kiều lưu lạc đến đâu thì người dẫn chuyện sẽ thể hiện những câu thơ trong Truyện Kiều bằng chính làn điệu dân ca của địa phương ấy. Vì thế, có lúc người xem được nghe người nghệ sĩ dẫn chuyện kể về số phận nàng Kiều bằng lối hát văn, có lúc lại bằng câu hò Huế, và thậm chí bằng cả điệu vọng cổ của đất phương Nam...

Bên cạnh việc dùng kịch thơ để dẫn dắt câu chuyện, vở diễn còn dùng nghệ thuật kịch hình thể để thể hiện nội tâm của các nhân vật thông qua sự biểu đạt của từng đường nét, động tác chuyển động của cơ thể. Ngoài ra, cách bài trí sân khấu đơn giản, mang tính tượng trưng, ước lệ theo phong cách hiện đại kết hợp với lối phục trang cổ đã tạo nên sự tương phản khá thú vị về mặt ngôn ngữ hình ảnh của vở diễn, thoát khỏi sự thể hiện khuôn sáo thường thấy ở kịch truyền thống, đem lại cảm giá mới lạ cho người xem.
 

Cảnh Thúy Kiều bị lừa bán vào lầu xanh. (Ảnh: Trần Thanh Giang)

Cảnh Thúy Kiều bị đày đọa ở lầu xanh. (Ảnh: Trần Thanh Giang)

Cảnh miêu tả nỗi đau khổ của Thúy Kiều. (Ảnh: Trần Thanh Giang)

Cảnh miêu tả nỗi đau khổ của Thúy Kiều.
(Ảnh: Trần Thanh Giang)

Cảnh Thúy Kiều bị ép phải tiếp khách làng chơi.
(Ảnh: Trần Thanh Giang)

Cảnh mô tả cuộc sống đầy tủi nhục của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh. (Ảnh: Tất Sơn)

Cảnh Từ Hải cứu Thúy Kiều khỏi chốn lầu xanh. (Ảnh: Trần Thanh Giang)

Cảnh miêu tả cuộc đời 15 năm lưu lạc của nàng Kiều. (Ảnh: Tất Sơn)

Cảnh Thúy Kiều trở về đoàn tụ với gia đình sau 15 năm lưu lạc. (Ảnh: Trần Thanh Giang)

Một điểm khá đặc biệt trong vở kịch thể nghiệm này, đó là bên cạnh việc đưa Nguyễn Du, tác giả của Truyện Kiều vào làm nhân vật dẫn chuyện của vở diễn, tác giả của vở kịch còn xây dựng thêm nhân vật dẫn chuyện thứ hai vốn không liên quan trực tiếp đến tác phẩm Truyện Kiều, đó là nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nhân vật cùng thời với nhà văn Nguyễn Du, người nổi tiếng với tư tưởng giải phóng phụ nữ trong thời kì phong kiến. Mặc dù là nhân vật mang tính hư cấu nghệ thuật nhưng vai diễn này đã góp phần cùng với Nguyễn Du lột tả được số phận thiệt thòi và nghiệt ngã của nàng Kiều nói riêng và người phụ nữ dưới chế độ phong kiến nói chung.

Đáng chú ý là trong vở diễn này, NSND Lan Hương đã mạnh dạn để một diễn viên thể hiện nhiều vai diễn khác nhau. Ví dụ như diễn viên Như Lai cùng lúc thủ vai Nguyễn Du, Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải và cả Sở Khanh. Với mỗi vai diễn, người diễn viên phải có một cách diễn xuất và thể hiện nội tâm nhân vật khác nhau. Đây cũng là một sự thể nghiệm mới trên sân khấu kịch Việt Nam.

Có thể nói, “Nguyễn Du với Kiều” là một vở kịch thể nghiệm khá thành công về một đề tài không hề mới, thậm chí nếu không nói là rất khó làm mới, bởi tính “kinh điển” của Truyện Kiều. Vở diễn đã đem lại một cách nhìn mới, cũng như một lối cảm nhận mới về nghệ thuật sân khấu đối với mảng đề tài truyền thống./.
Bài: Vĩnh Hưng - Ảnh: Tất Sơn, Trần Thanh Giang

Bài: Vĩnh Hưng - Ảnh: Tất Sơn, Trần Thanh Giang

 Rực rỡ đêm âm nhạc nghệ thuật Quốc Tế Vesak 2025

Rực rỡ đêm âm nhạc nghệ thuật Quốc Tế Vesak 2025

Tối 7/5/2025, tại trung tâm sự kiện Thisky Hall (Khu đô thị Sala, TP. Thủ Đức), đêm âm nhạc nghệ thuật chào mừng Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững” đã diễn ra trang trọng, hoành tráng và đầy cảm xúc. Chương trình là điểm nhấn đặc sắc trong chuỗi hoạt động mừng ngày Phật đản, quy tụ đông đảo chư tôn đức, tăng ni, Phật tử, đại biểu quốc tế và khán giả yêu nghệ thuật tâm linh.

Top