Asean

Mekong-Hàn Quốc nâng hợp tác lên cấp thượng đỉnh

Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Lee Tae-ho trong bài phát biểu gần đây cho hay: "Trong chính sách hướng Nam mới của Tổng thống Moon Jae-in, tiểu vùng sông Mekong đóng một vị trí rất quan trọng, qua đó Hàn Quốc sẽ tìm kiếm sự hợp tác mạnh mẽ hơn dựa trên 3 trụ cột chính là con người, thịnh vượng và hòa bình”. Cũng tại Hội nghị Cấp cao Mekong-Hàn Quốc lần thứ nhất, lãnh đạo sáu nước đã nhất trí nâng cấp hợp tác lên cấp thượng đỉnh.
Tiểu vùng sông Mekong là một khu vực địa lý xuyên quốc gia dọc theo lưu vực sông Mekong ở Đông Nam Á, trải dài suốt 5.000 km qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ngoài ra, Mekong cũng có bề dày về văn hóa và tự nhiên, được xem là một trong những môi trường sống của đa dạng sinh học và là nhà cung cấp thực phẩm quan trọng bậc nhất trên thế giới. Các nước Mekong có tiềm năng rất lớn bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ở mức hơn 6% và tổng dân số hơn 240 triệu người, trong đó một tỷ lệ lớn là lao động trẻ.

Tại hội nghị Hội nghị Cấp cao Mekong- Hàn Quốc lần thứ nhất vừa được tổ chức tháng 11/2019 tại tp. Busan (Hàn Quốc), lãnh đạo các bên đã thảo luận phương án hợp tác vì thịnh vượng chung, và thông qua “Tuyên bố Mekong – sông Hàn thành lập quan hệ đối tác vì nhân dân, thịnh vượng và hòa bình” và nhất trí tổ chức Hội nghị Cấp cao Mekong – Hàn Quốc lần thứ hai tại Việt Nam trong năm 2020.



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao Mekong - Hàn Quốc lần thứ nhất. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith
bắt chặt tay, thể hiện tinh thần đoàn kết và hợp tác ba nước sau khi ký kết Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao hợp tác Khu vực Tam giác phát triển
Campuchia – Lào - Việt Nam (CLV) lần thứ 10. Ảnh: Dương Giang - TTXVN


Sau cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Lào nhân chuyến thăm tới Viêng Chăn vào tháng 9/2019, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in
đã công bố chiến lược của Seoul về tăng cường quan hệ đối tác chặt chẽ với các quốc gia thuộc khu vực sông Mekong,
trong bối cảnh nước này đang nỗ lực thiết lập một vị trí vững chắc trong khu vực. Ảnh: TTXVN phát


Câu lạc bộ Mạng lưới liên kết ABCD Mekong phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao
và Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) tổ chức Diễn đàn Mekong Connect 2019
với chủ đề “Liên kết chuỗi giá trị đồng bằng, tăng cường hội nhập thị trường”. Ảnh: Hồng Giang – TTXVN

Lãnh đạo các nước cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác Mekong - Hàn Quốc trên 3 trụ cột là Người dân, Thịnh vượng, Hòa bình và 7 lĩnh vực ưu tiên là văn hoá và du lịch, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và truyền thông, môi trường, và các thách thức phi truyền thống.

“Hàn Quốc và các quốc gia tiểu vùng sông Mekong có cùng chung nền văn hóa á Đông, cùng có chung những kinh nghiệm từng là nước thuộc địa bị chiếm đóng, cùng bước ra từ nỗi đau mất mát của chiến tranh để vực dậy phát triển kinh tế”.
Giáo sư Kim Young Seon, Viện nghiên cứu
Châu Á Đại học Quốc gia Seoul, nguyên Tổng thư ký Trung tâm Hàn-Asean Bộ ngoại giao Hàn Quốc.
Lãnh đạo các nước cũng nhất trí tăng cường hợp tác lĩnh vực rừng và tài nguyên nước. Cụ thể là thành lập "Trung tâm nghiên cứu chung tài nguyên nước Hàn-Mekong" tại Tổng công ty tài nguyên nước Hàn Quốc để nghiên cứu phương án tận dụng nguồn tài nguyên phong phú của sông Mekong, xúc tiến công tác tháo gỡ mìn, đạn ở các vùng nông thôn khu vực sông Mekong. 

Giáo sư Hong Seok Jun, Đại học Mokpo (Hàn Quốc) nhận xét về sự kiện này rằng: “Hàn Quốc và các nước khu vực sông Mekong cần vượt ra khỏi giới hạn hợp tác trong "giao thương", giao lưu kinh tế" để hướng tới xây dựng phương án thiết lập quan hệ mật thiết hữu nghị”. Còn Tổng thống Hà Quốc Moon Jae-in đánh giá, Tuyên bố sông Hàn-sông Mekong lần này là cột mốc quan trọng để các bên vượt lên quan hệ hợp tác kinh tế, tiến tới quan hệ đối tác vì hòa bình và thịnh vượng, lấy con người làm trọng tâm./.



Lễ hội Nước 2019, một trong những sự kiện văn hóa truyền thống lớn nhất của Vương quốc Campuchia, đã chính thức mở màn ngày 10/11/2019,
với tâm điểm là cuộc đua thuyền tưng bừng và náo nhiệt tại khu vực 4 mặt sông Mekong trước Hoàng cung tại Thủ đô Phnom Penh. Ảnh: TTXVN phát


Tỉnh Hậu Giang diễn ra Giải chạy bộ Mekong Delta Marathon Hậu Giang 2019, thu hút hơn 4.000 vận động viên
trong và ngoài nước tham gia. Đây là giải do tỉnh Hậu Giang sáng lập, lần đầu tiên diễn ra tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long
với thông điệp về chống biến đổi khí hậu "Bảo vệ Đồng bằng sông Cửu Long - Save Mekong Delta” được các vận động viên
và Ban tổ chức lan tỏa đến cộng đồng, góp phần vào công tác chống biến đổi khí hậu đang đe dọa khu vực. Ảnh: Duy Khương – TTXVN


 “Tuần Văn hóa – Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019”  được tổ chức mở rộng với sự tham gia của không chỉ các tỉnh, thành phố lớn như: thành phố Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Ninh Bình; các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà còn có sự tham gia
từ các nước bạn như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc. Ảnh: Thế Anh-TTXVN


Hoạt động xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo, tỉnh Quảng Bình đã và đang có những bước phát triển không ngừng sau 5 năm Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo. Với lợi thế là cung đường ngắn nhất nối từ 3 quốc gia Thái Lan, Myanmar, Lào với Việt Nam,
trong tương lai, cửa khẩu Cha Lo sẽ trở thành đầu mối trung chuyển thu hút lượng vận tải đường bộ lớn nhất khu vực miền Trung. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
 
“Hợp tác Mekong-Hàn Quốc cần đặc biệt chú trọng phát triển hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin. Đề nghị Hàn Quốc tiếp tục mở rộng đầu tư tại khu vực Mekong, nhất là về phát triển hạ tầng giao thông, năng lượng, đô thị. Chia sẻ các kinh nghiệm, chính sách về phát triển công nghệ thông tin, chính phủ điện tử, và triển khai mạng 5G. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua đẩy mạnh hợp tác nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo và tăng cường hợp tác khoa học-công nghệ. Khuyến khích các chương trình học bổng, trao đổi chuyên gia”.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Bài: Minh Thu - Ảnh: TTXVN

Dấu mốc lịch sử trong hợp tác giữa ASEAN và GCC

Dấu mốc lịch sử trong hợp tác giữa ASEAN và GCC

Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) diễn ra vào trung tuần tháng 10 tại thủ đô Riyadh (Vương quốc Saudi Arabia) trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng đã thành công tốt đẹp, đánh dấu mốc lịch sử trong quan hệ song phương,  đưa hợp tác kinh tế trở thành trụ cột chính, động lực kết nối hai khu vực.

Top