Thương hiệu Việt

Lụa Vạn Phúc

Trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, nhiều làng nghề dệt lụa truyền thống đã phải tìm ra cho mình một lối đi riêng để tồn tại và phát triển. Vạn Phúc là một trong những làng nghề đã thành công trong việc tìm hướng đi mới là bảo tồn nghề và gắn kết với phát triển du lịch.
Theo thần phả làng Vạn Phúc còn lưu giữ tại viện Hán Nôm có ghi rằng: Vào giữ TK 9, bà Ả Lã Đê Nương (niên hiệu sắc phong Nga Hoàng Đệ Nhị Vương Phi) đi du ngoạn qua đất Vạn Bảo, thấy nơi đây sông núi uốn khúc, nhân dân thuần hậu, bà bèn ở lại dạy dân chúng cấy cày, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa. Sau khi bà mất, dân làng đã tôn bà là Thành Hoàng làng.

Làng Vạn Phúc xưa còn có tên gọi là Trang Vạn Bảo thuộc xã Thượng Thanh Oai, tổng Thượng Thanh Oai, trấn Nam Sơn. Cuối thế kỉ 19, do kiêng húy tên vua Thành Thái (1889 - 1906) là Bảo Lân nên mới đổi tên gọi thành làng Vạn Phúc.


Đến với làng Vạn Phúc ta bắt gặp chiếc cổng chào bề thế.


Đền thờ Tổ nghề làng lụa Vạn Phúc.


Thời gian tằm nhả tơ để tạo ra kén bao bọc con vật.


Du khách thích thú tìm hiểu về quá trình tằm nhả tơ và tạo thành kén.


Tơ được se ra làm những cuộn nhỏ để tiện cho việc dệt.


Tơ được bảo quản trong nước để có được độ mềm khi dệt.


Một chiếc suốt của máy dệt lụa.


Nối tơ cũng là một công đoạn tỷ mỷ đòi hỏi sựu khéo tay của người thợ.


Du khách nước ngoài thăm quan xưởng sản xuất lụa của nghệ nhân Triệu Văn Mão.

«
          Mới đây Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục cho làng lụa Vạn Phúc là “Làng nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống lâu đời nhất Việt Nam còn duy trì hoạt động đến ngày nay”. Danh hiệu này càng chứng tỏ sức sống lâu bền của làng nghề dệt lụa có trên 1000 năm tuổi này.

»
Lụa Vạn Phúc thời phong kiến là một vật phẩm tiến vua và được chọn mang đi dự hội đấu xảo tại Marseille và Pari (Pháp) giành nhiều huy chương thời Pháp thuộc.
 
Năm 2010, làng lụa Vạn Phúc được Tp.Hà Nội quy hoạch và đầu tư xây dựng thành làng nghề du lịch trọng điểm của Thủ đô. Nhờ đó, cổng Tam quan bề thế được xây dựng đón chào du khách, các biển hiệu bằng tiếng nước ngoài, khu giới thiệu các công đoạn làm nên tấm lụa Vạn Phúc cũng được ghi đầy đủ để quảng bá đến du khách...

Với diện mạo mới nhưng lụa Vạn Phúc không mất đi giá trị vốn có của sản phẩm đó là mềm mịn, óng ả, ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Các hoa văn trang trí trên lụa rất đối xứng, đường nét luôn mềm mại. Lụa Vạn Phúc nổi tiếng gần xa với sản phẩm lụa “hoa ban” do nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh thiết kế.

Nhiều người vẫn còn nhớ tấm lụa ấn tượng trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội Nội mang tên “Lụa Vân ngàn năm Thăng Long” do chị Nguyễn Thị Tâm – con dâu nghệ nhân Triệu Văn Mão thiết kế. Điểm nhấn của tấm lụa là hai con Rồng chầu vào Khuê Văn Các trên nền triện cổ có chữ thọ đối xứng đã gây ấn tượng cho du khách bởi sự tài hoa, khéo léo của nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc.
 

Các sản phẩm thời trang như áo, khăn quàng, vải được bày bán tại không gian cổ kính của làng lụa Vạn Phúc.


Những chiếc túi để đồ với hình ảnh thiếu nữ áo dài Việt Nam được làm từ chất liệu lụa.


Những tấm Vạn Phúc tạo cảm giác ngày Đông thì ấm, ngày Hè thì mát cho người mắc.


Một xưởng sản xuất lụa kết hợp với không gian bán hàng giúp người mua hàng hhình dung được công đoạn dệt lụa.


Một góc chợ bày bán các sản phẩm lụa Vạn Phúc.


Du khách nước ngoài chọn lựa sản phẩm áo sơ mi làm từ chất liệu lụa.

Giờ đây, về Vạn Phúc du khách không chỉ mua được sản phẩm lụa tơ tằm chính hiệu mà còn được thăm quan các cơ sở sản xuất tìm hiểu về quy trình sản xuất ra sản phẩm, trò truyện cùng các nghệ nhân. Đây cũng là nét độc đáo nhằm giới thiệu và quảng bá của lụa Vạn Phúc - Làng nghề hơn 1000 năm tuổi đến với công chúng trong và ngoài nước./.
 
Bài và ảnh: Trần Thanh Giang

Thạch dừa Vinacoco: Hành trình biến nước dừa thành tinh hoa ẩm thực

Thạch dừa Vinacoco: Hành trình biến nước dừa thành tinh hoa ẩm thực

Hơn cả một món tráng miệng, thạch dừa Vinacoco của GC Food là câu chuyện truyền cảm hứng về sự sáng tạo và khát vọng vươn xa của người Việt Nam. Từ một nguồn tài nguyên từng bị lãng quên, nước dừa đã được GC Food "hồi sinh" thành thạch dừa Vinacoco - món ăn khẳng định được vị thế của nông sản Việt trên

Top